Theo danh sách mới được Thủ tướng phê duyệt, có có 291 xã thuộc 23 tỉnh thuộc diện xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, có 291 xã thuộc 23 tỉnh được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
Cụ thể, Quảng Ninh có 6 xã; Ninh Bình có 5 xã; Thanh Hóa có 30 xã; Nghệ An có 12 xã; Hà Tĩnh có 29 xã; Quảng Bình có 12 xã; Quảng Trị có 13 xã; Thừa Thiên Huế có 27 xã; Quảng Nam có 8 xã; Quảng Ngãi có 19 xã; Bình Định có 18 xã; Phú Yên có 11 xã; Khánh Hòa có 4 xã; Ninh Thuận có 3 xã; Bình Thuận có 1 xã; Long An có 1 xã; Tiền Giang có 11 xã; Trà Vinh 7 xã; Bến Tre có 30 xã; Kiên Giang 12 xã; Sóc Trăng có 14 xã; Bạc Liêu có 7 xã; Cà Mau có 11 xã.
Cơ chế quản lý, nội dung đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
Theo quy định, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo là xã có vị trí ở vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có đường ranh giới tiếp giáp bờ biển hoặc xã cồn bãi, cù lao, đầm phá, bán đảo, hải đảo.
Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo phải đáp ứng 4 tiêu chí sau:
Một là, có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo tổng điều tra hộ nghèo năm 2015 từ 16% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 11% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
Hai là, thiếu (hoặc chưa đủ) 3/7 công trình cơ sở hạ tầng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Xã chưa đạt tiêu chí quốc gia về y tế theo quy định của Bộ Y tế; Cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn quốc gia dưới 60%; chưa đủ số phòng học kiên cố cho nhà trẻ, mẫu giáo;...
Ba là, thiếu (hoặc chưa đủ) 2/4 công trình cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh như đường liên xã được bê tông hóa, rải nhựa, xe cơ giới đi lại thuận tiện,...
Bốn là, thiếu trên 50% cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông, ngư, diêm nghiệp như: đường ra bến cá; bờ bao, kè; trạm bơm cho nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối, hệ thống thoát nước…
|
KT