Cần có chính sách chiến nược phát triển sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch ở Hà Giang
Thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã thực hiện nhiều giải pháp để đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp hướng tới phục vụ du lịch. Nhiều nông sản không chỉ thỏa mãn nhu cầu của du khách mà đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng cao nguyên đá. Nhưng để những nông sản này không trở thành sản phẩm “phong trào” thì Hà Giang cần có chính sách đầu tư phát triển căn cơ hơn.
Cây cứu đói thành cây
xóa nghèo
Tam
giác mạch, loài hoa đặc trưng ở vùng cao nguyên đá, mấy năm trở lại đây trở
thành điểm nhấn du lịch của Hà Giang, nhất là ở 4 huyện vùng cao: Mèo Vạc, Đồng
Văn, Yên Minh và Quản Bạ. Nhưng ít ai biết, tam giác mạch là loại cây được đồng
bào các dân tộc trên cao nguyên đá trồng để cứu đói vào những mùa giáp hạt.
Như
ở xã Phố Cáo (huyện Đồng Văn), nếu nói về sự nghèo khó trước đây của Phố Cáo
thì có nói cả ngày không hết. Đất sản xuất ít, chỉ sử dụng được một vụ để trồng
ngô, được hay mất phụ thuộc vào tự nhiên. May trời cho giống cây tam giác mạch,
một loại cây lương thực dễ trồng, lại chẳng mất nhiều công chăm sóc.
Anh
Vừ Vẳn Phua, người dân xã Phố Cáo cho hay, hoa tam giác mạch nở rộ vào cuối
tháng 10, đầu tháng 11 dương lịch. Hoa tam giác mạch cho loại hạt giàu chất
dinh dưỡng không kém gạo hay ngô, được bà con thu hoạch để làm bánh, ủ rượu. Cây
tam giác mạch vì thế giúp người dân vùng cao nguyên đá đi qua những mùa giáp hạt.
Khi
tiềm năng du lịch của cao nguyên đá được khơi thông thì một giá trị khác của tam
giác mạch đã được phát hiện. Du khách đến với cao nguyên đá đúng mùa tam giác mạch
bị hút hồn bởi vẻ đẹp tinh khôi, lãnh mạn của loài hoa chỉ có trên vùng đá núi.
Một đồn mười, mười đồn trăm, cứ vào thời điểm cuối tháng 10, cung đường lên 4
huyện vùng cao của Hà Giang lại nườm nượp xe cộ đón đưa du khách. Người dân
vùng cao nguyên đá có thêm thu nhập từ những vườn hoa tam giác mạch.
Chị
Vàng Thị Xi, người dân xã Sa Phìn (huyện Đồng Văn) cho biết, vào mùa tam giác mạch
nở rộ, du khách dưới xuôi lên tham quan, chụp ảnh rất nhiều. “Mình thu bình
quân 10 nghìn đồng/khách. Vào chính vụ, trung bình mỗi ngày một vườn hoa tam
giác mạch thu về từ 2-2,5 triệu đồng”, chị Xi cho hay.
Không
chỉ hoa tam giác mạch mà nhiều nông sản ở Hà Giang, vốn dĩ được làm ra để cứu đói,
hoặc để dự trữ lương thực, nay thành những sản phẩm phục vụ du khách gần xa.
Như sản phẩm thịt (trâu, bò, lợn, ngựa,…) treo gác bếp, vốn là “của để dành” cho
những ngày đông giá lạnh, khan hiếm thực phẩm. Nhưng nay, thịt treo gác bếp đã
trở thành đặc sản, giá bán dao động từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/kg.
Chính sách hỗ trợ cần
dài hơi
Theo
bà Triệu Thị Tình, quyền Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang,
cùng với giá trị Công viên địa chất toàn cầu, cột cờ Lũng Cú và những phong tục,
lễ hội độc đáo của cộng đồng các dân tộc thì cao nguyên đá còn có những nông sản
phụ trợ ngành du lịch rất đắc lực.
“Hà
Giang có nhiều nông sản, sản phẩm làng nghề có khả năng phát triển phục vụ du lịch,
như: Hồng không hạt, hoa Tam giác mạch, gạo khẩu mang, làng thêu dệt vải lanh
Lùng Tám, chế tác khèn Mông, rèn đúc lưỡi cày… Các sản phẩm này đã và đang tạo
thêm thu nhập cho bà con”, bà Tình cho biết.
Thực
tế, không ít nông sản bản địa khi gắn với mục tiêu phục vụ du lịch đã nâng giá trị
sản phẩm lên rất nhiều. Như hoa tam giác mạch, khi đặt trong chiến lược phát
triển du lịch thì loài cây cứu đói trở thành cây xóa nghèo hữu hiệu.
Tuy
nhiên, chiến lược đưa cây tam giác mạch trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của
Hà Giang vẫn còn nhiều điều suy nghĩ. Thực tế, vài năm trở lại đây, tam giác mạch
mới giúp bà con 4 huyện vùng cao Hà Giang có thêm thu nhập. Nhất là khi tỉnh Hà
Giang triển khai hỗ trợ bà con giống, phân bón để trồng thêm 526 héc-ta và tổ
chức thành công Lễ hội hoa tam giác mạch năm 2015, thu hút gần 2.000 lượt khách
đến tham quan. Sau thành công này, năm 2016, tỉnh tiếp tục hỗ trợ 4 huyện vùng
cao trồng thêm 800 héc-ta cây tam giác mạch.
Cách
làm này rất dễ liên tưởng đến hình thức “tát nước theo mưa”, năm này nhiều
khách thì năm sau tiếp tục mở rộng diện tích cây trồng, chẳng khác nào biến tam
giác mạch thành cây “phong trào”. Thử đặt trường hợp, khi du khách đã “bội thực”
với hoa tam giác mạch thì chắc hẳn những vườn hoa tam giác mạch sẽ đìu hiu; tam
giác mạch lại trở về với chức năng nguyên thủy là cây cứu đói.
Cách
đưa hoa tam giác mạch thành sản phẩm du lịch khá bấp bênh của Hà Giang hiện nay
là vận động nhân dân mở rộng diện tích, chính quyền địa phương hỗ trợ giống,
phân bón; còn kỹ thuật thì chẳng cần vì tam giác mạch là loại cây “trời sinh trời
dưỡng”. Nhưng “dễ tính” đến mấy thì cây tam giác mạch cũng chẳng đủ sức một
mình gánh vác trọng trách xóa nghèo cho bà con vùng cao nguyên đá.
Cũng
như sản phẩm hoa tam giác mạch, nhiều nông sản phục vụ du lịch khác của Hà Giang
vẫn đang thể hiện sự đơn điệu, thậm chí là đơn độc, thiếu sự gắn kết. “Một cây
làm chẳng nên non” có lẽ là bài học quý nhất trong chiến lược phát triển du lịch
của tỉnh Hà Giang. Nên chăng, Hà Giang cần xây dựng một chiến lược phát triển
ngành du lịch theo hướng liên kết chuỗi sản phẩm. Có như vậy, mùa hoa tam giác
mạch trên vùng cao nguyên đá sẽ chẳng bao giờ tàn, các nông sản bản địa ngày
càng được nâng giá trị.
Xuân Thường