Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cô hội thay đổi cuộc sống đồng bào
Nếu như trước đây, người dân huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình chỉ biết sản xuất một cách tự phát, manh mún, nhỏ lẻ thì hiện nay, chính quyền và người dân đã quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để tạo ra những vùng sản xuất lớn. Hướng đi này đang tạo ra sự thay đổi rõ rệt trong đời sống kinh tế của đồng bào.
Niềm
vui trên những vùng sản xuất lớn
Về
xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy những ngày này, chúng tôi bắt gặp những cánh đồng
mía ngút ngàn dọc trên các đường đi. Ông Bùi Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Đa Phúc
tự hào “khoe”, xã Đa Phúc vốn là vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh, do điều kiện
khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên bị hán hán. Trong khi đó, người dân địa
phương chỉ biết trồng trọt một cách tự
phát, nơi thì một vài mẫu lúa, nơi một vài cây hoa mầu…nên thu nhập chẳng đáng
là bao. Tuy nhiên, từ năm 2014, chính quyền đã vận động người dân mạnh dạn chuyển
đổi sang trồng mía. Nhờ đó, xã Đa Phúc đã trồng được 600 ha mía. Đây là loại
cây trồng chịu hạn, chịu nhiệt tốt phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của xã. Hơn nữa,
khi tham gia sản xuất lớn người dân có điều kiện tập trung phát triển hàng hóa.
Trên thực tế, công ty mía đường Thanh Hóa đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho
người dân. Điều này đã đảm bảo tính ổn định và an toàn trong sản xuất.
Không
chỉ riêng xã Đa Phúc, hiện nay, người dân xã Bảo Hiệu cũng dần chuyển sang sản
xuất lớn. Anh Nguyễn Đình Tuấn, xóm đội 2, xã Bảo Hiệu cho biết, trên địa bàn của
xã trước đây người dân trồng rải rác và không theo quy hoạch. Tuy nhiên, từ đầu
năm 2017, anh đã thuê lại đất của bà con và chuyển đổi 2 ha sang trồng măng
tây. Với số lượng sản xuất lớn, anh Tuấn có thể đảm bảo hàng hóa của mình luôn ổn
định trên thị trường nên các công ty lớn đã tìm đến để ký hợp đồng thu mua măng
tây của gia đình. Anh Tuấn vui vẻ cho biết thêm, nếu như thuận lợi chỉ hết năm
nay anh sẽ hoàn lại số vốn đã bỏ ra để mở rộng sản xuất tạo công ăn việc làm
cho người dân trong vùng.
Hướng
đi chủ lực
Ông
Phạm Mạnh Tuấn, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên
Thủy cho biết, để tìm hướng đột phá trong phát triển kinh tế địa phương, từ năm
2014 Hội đồng nhân dân huyện Yên Thủy đã ra nghị quyết chuyên đề chuyển đổi cơ
cấu cây trồng gắn với hình thành các hình thức kinh tế hợp tác giai đoạn 2015 –
2020. Theo đề án này, huyện đã lồng ghép nhiều chính sách hỗ trợ của Trung
ương, của tỉnh để hỗ trợ người dân. Cán bộ huyện cũng chủ động tuyên truyền, vận
động người dân mạnh dạn đầu tư, thay đổi tư duy, nhận thức đối với sản xuất
nông sản thực phẩm sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mặc khác, chính
quyền đồng hành với bà con trong tìm kiếm thị trường, giới thiệu, quảng bá, kết
nối tiêu thụ sản phẩm thông qua kênh thông tin truyền thông nhằm đưa sản phẩm
nông nghiệp sạch, an toàn của địa phương tới mọi miền. Bên cạnh đó, cán bộ huyện
còn tích cực tập huấn người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ lồng ghép
các nguồn vốn của trung ương, tỉnh trong việc cấp cây giống…
Nhờ
vào sự nỗ lực đó, đến nay trên địa bàn huyện Yên Thủy có hàng chục mô hình đã
được mở rộng và hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tiêu biểu như vùng
sản xuất hơn 400 ha cam, bưởi các xã Ngọc Lương, Yên Trị, Bảo Hiệu, vùng trồng
bí xanh an toàn khoảng trên 30 ha ở các xã Phú Lai, Đoàn Kết, Bảo Hiệu; vùng trồng
cây dược liệu ( ngưu tất, đương quy) 40 ha ở các xã Đa Phúc, Lạc Lương, Lạc Sỹ,
mía ở Đa Phúc, Lạc Lương…
Ông
Nguyễn Mạnh Tuấn đánh giá, sau hơn 3 năm triển khai nghị quyết chuyên đề của
huyện, đến nay có thể khẳng định đây là một hướng đi đúng đắn, phù hợp. Hiện nay, lãnh đạo huyện coi đây là hướng đi
chủ yếu. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục nghiên cứu hình thành các trang
trại, gia trại nuôi đa dạng các sản phẩm chăn nuôi lợn, gà, vịt, dê…
Xuân Thường