Đổi thay nhờ Chương trình 135
Mường Chà, Điện Biên là huyện vùng cao biên giới có 13/15 xã ĐBKK, cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đói nghèo cao, hạ tầng cơ sở, kinh tế-xã hội còn kém phát triển. Từ nguồn vốn Chương trình 135/CP đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, bộ mặt kinh tế-xã hội nông thôn, nông dân vùng cao huyện Mường Chà từng bước được thay đổi.
Chỉ tính từ năm 2011
đến nay, từ nguồn vốn 135, giai đoạn II, Mường Chà đã đầu tư 38 công trình lớn
nhỏ như: nâng cấp, sửa chữa các hạng mục công trình nước sinh hoạt; giao thông
nông thôn; công trình thủy lợi; cống thoát nước… cho các thôn bản, với tổng số
vốn lên đến gần 20 tỉ đồng. Trong đó, xã Phìn Hồ được đầu tư nhiều nhất với 14
công trình. Bởi Phìn Hồ có 2 bản ĐBKK, đó là bản Đề Pua và bản Phìn Hồ.
Bản Đề Pua có 74 hộ
dân sinh sống (395 nhân khẩu), nhưng số hộ nghèo chiếm tới 51 hộ. Còn bản Phìn
Hồ, có 100 hộ dân (gần 600 nhân khẩu) thì cũng có tới 44 hộ nghèo. Theo chương
trình hỗ trợ các xã, bản nghèo của nhà nước, mỗi năm, 2 bản này được đầu tư xây
dựng hoặc sửa chữa 2 công trình, với tổng số vồn là 400 triệu đồng. Còn xã được
đầu tư 1 công trình, với số vốn 1 tỉ. Theo đó, Hàng loạt công trình đã được xây
dựng như: cống thoát nước điểm trường tiểu học Đề Pua; cống thoát nước đường
giao thông Đệ Tinh 1-Phìn Hồ; nhà văn hóa bản Phìn Hồ; xây dựng đường bê tông
bản Đề Pua…
Nói về hiệu của của
các công trình này, ông Hồ Chử Dung, chủ tịch xã Phìn Hồ cho biết: Nhờ nguồn
vốn của CT 135 mà bộ mặt nông thôn của Phìn Hồ đã đổi thay rõ rệt. Trước đây, khi
vào mùa mưa lũ, con đường đến điểm trường bản Phìn Hồ hầu như bị tê liệt, bởi
nước suối chảy qua rất mạnh. Nhưng, khi cống được xây dựng, bà con có thể đi
lại bằng xe máy cả hai mùa, các em học sinh không phải nghỉ học khi lũ về...
Không chỉ được đầu tư
các công trình giao thông nông thôn, sửa chữa công trình nước sinh hoạt…, các
hộ nghèo ở Phìn Hồ còn được hỗ trợ con giống để phát triển sản xuất. Cụ thể,
tháng 3 vừa qua, 23 hộ nghèo ở xã Phìn Hồ đã được cấp 23 con bò giống để chăn
nuôi, phát triển sản xuất. Anh Giàng A Thông, ở bản Đề Pua, là một trong những
hộ được cấp bò cho biết: Theo chương trình hỗ trợ con giống của nhà nước, gia
đình tôi được cấp 1 con bò giống. Do được cán bộ thú y tư vấn, hướng dẫn cách
làm chuồng trại và chăm sóc gia súc tại nhà và tiêm vắc xin phòng bệnh nên đến
nay bò giống đã chuẩn bị đẻ lứa bê đầu tiên.
Cũng như Phìn Hồ, xã
Ma Thì Hồ cũng được đầu tư một số hạng mục công trình như: đường giao thông tại
bản Huổi Quang 2; nước sinh hoạt ở bản Hô Chim. Trưởng bản Huổi Quang 2, Tráng
A Dế chia sẻ: Cuối năm 2012, con đường đất dài gần 1km này được hoàn thành và
chính thức đưa vào sử dụng, giúp 44 hộ (27 hộ nghèo) trong bản đi lại dễ dàng
hơn rất nhiều. Khi con đường này chưa được mở rộng, bà con trong bản chỉ có
cách là đi bộ. Khổ nhất là vào mùa mưa và mùa vụ. Không ít người bị ngã khi gùi
ngô từ nương về do đường trơn trượt.
Còn thầy thấy giáo
cắm bản tại điểm trường Huổi Quang 2 đã được 4 năm, Lò Văn Thanh cho biết: Khi
con đường này chưa được mở rộng, tôi thường phải gửi xe máy bên kia đường và đi
bộ hơn 1km để lên trường dạy. Mình đi bộ thì không sao, nhưng chỉ thương các em
học sinh lớp 1,2 hằng ngày phải đi bộ đến trường. Bây giờ có đường rộng, nhiều
cháu đã được bố mẹ đèo bằng xe máy đến tận trường học.
Ông Lý A Giàng, Phó
phòng Dân tộc huyện Mường Chà cho biết: Nguồn vốn của Chương trình 135/CP đầu
tư cho xây dựng huyện dù không lớn, nhưng hiệu quả mang lại rất lớn. Nhờ hang
loạt các công trình được xây dựng, sửa chữa mà đời sống của bà con được nâng
lên rõ rệt, góp phần không nhỏ thúc đẩy Mường Chà phát triển kinh tế – xã hội,
giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo bền vững.