Nông thôn Sóc Trăng đổi mới từ Chương trình 135
Là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống nhiều nhất cả nước, nên Đảng bộ và chính quyền các cấp ở Sóc Trăng luôn xem việc thực hiện các chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị quan trọng và nỗ lực triển khai hiệu quả.
Trong giai đoạn II
(2006 – 2010), Chương trình 135 có tổng vốn đầu tư là 348 tỉ 726 triệu đồng,
trong đó ngân sách Trung ương 334 tỉ 683 triệu đồng, ngân sách địa phương 3 tỉ
563 triệu đồng, vốn huy động 480 triệu đồng. Chương trình đầu tư cho 04 hợp
phần gồm: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; Dự án cơ sở hạ tầng; Dự án đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao năng lực; Chính sách hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ, nâng cao
đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật, bà Dương
Thị Kim Thúy – Phó Ban dân tộc tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Chương trình 135 giai
đoạn II ở Sóc Trăng tiếp tục khẳng định chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước
ta đối với vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Những công trình
từ nguồn vốn 135 được triển khai phù hợp với quy hoạch, đúng địa điểm và mục
tiêu, đáp ứng nguyện vọng của người dân và đồng thời phát huy hiệu quả sử dụng.”
Chương trình 135 đã
giúp cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân các xã, ấp đặc biệt khó khăn,
cụ thể là cải thiện hệ thống hạ tầng, giúp bà con chủ động chuyển đổi ngành
nghề, giải quyết cơ bản việc làm cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó còn tạo ý
thức trong giáo dục, như đưa con em đến trường đúng độ tuổi, hạn chế thấp nhất
tỉ lệ con em bỏ học giữa chừng… Về an ninh trật tự ở địa phương ổn định, tình
đoàn kết các dân tộc càng được gắn bó. Những năm qua ,bà con Khmer Sóc Trăng đã
được thụ hưởng nhiều chương trình mục tiêu quốc gia và chính sách dân tộc;
Ngoài việc tập trung đảm bảo an sinh xã hội ở vùng nông thôn, các chương trình
đầu tư còn ưu tiên cho đổi mới phương thức sản xuất, giúp hộ nghèo có thể tìm
được việc làm phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Chương trình 135
chính là nguồn lực mạnh mẽ và cần thiết để nông dân Khmer, nhất là những hộ còn
thiếu vốn hoặc thiếu tư liệu sản xuất, có thể vượt qua khó khăn, từng bước chủ
động hơn cho tương lai của mình; Đại đức Sơn Minh Hiền – trụ trì chùa Đơm Pô –
xã Đại Ân 2 – huyện Trần Đề nhận xét: “ Các dự án, công trình từ Chương trình
135 ở địa bàn xã đang pháy huy hiệu quả rất tốt, bà con dân tộc rất mừng vì
được Đảng, nhà nước chăm lo. Tôi mong sao ngoài Chương trình 135 người dân icòn
được thụ hưởng các chương trình khác về vốn cho bà con làm ăn, tạo điều kiện
học tập cho con em đồng bào Khmer để mở rộng hiểu biếu về văn hóa dân tộc, biết
thêm ngành nghề làm ăn để chăm lo đời sống bản thân và gia đình."
Chương
trình 135 quan tâm phát triển giáo dục vùng đồng bào Khmer
Với sự mong mỏi của
bà con Khmer về thụ hưởng các Chương trình nhà nước đầu tư, bà Dương Thị Kim
Thúy – Phó Ban dân tộc tỉnh Sóc Trăng cho biết : “Giai đoạn 3 của Chương trình
135 ở Sóc Trăng được đầu tư 208 tỉ đồng với các hạng mục như: Tiếp tục phát
triển cơ sở hạ tầng ở 44 xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực 3, hỗ trợ vốn sản
xuất cho hộ Khmer nghèo trên tinh thần đảm bảo tính dân chủ, đúng đối tượng,
đúng địa bàn thụ hưởng để đáp ứng được nguyện vọng của người dân trong vùng dự
án."
Nhìn chung vẫn còn
một số chương trình, chính sách hỗ trợ người nghèo triển khai chậm, kinh phí
đầu tư chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.... Tuy nhiên cả hệ thống chính
trị, từ tỉnh đến xã ấp ,đã có sự nỗ lực trong triển khai các chính sách của
đảng và nhà nước vào cuộc sống, phục vụ thiết thực cho người dân , tạo thêm
điều kiện thuận lợi để bà con đẩy mạnh sản xuất, vừa nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho gia đình , vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
nhà.