Thoát nghèo, trở thành tỷ phú nhờ mô hình trồng cây Cà gai leo
Năm 2014, thực hiện chương trình giảm nghèo, huyện Yên Thủy đã cấp giống cà gai leo cho người dân trồng thử nghiệm trên 30 ha tại xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Đến nay, cà gai leo không chỉ là cây giảm nghèo mà còn giúp nhiều gia đình vươn lên thành tỷ phú.
Xây
nhà lầu, mua xe hơi nhờ cà gai leo
Về
xóm Nhuội, xã Đa Phúc hỏi về gia đình anh Bùi Văn Vững thì ai cũng biết, bởi chỉ
trong vòng 3 năm gia đình anh từ một hộ nghèo của thôn đã vươn lên thoát nghèo,
hơn nữa anh là người đầu tiên của thôn mua được ô tô. Chia sẻ về bí quyết của
mình, anh Vững thật thà cho biết, gia đình anh có được ngày hôm nay là nhờ cây
cà gai leo. Năm 2014, khi được cán bộ huyện về tuyên truyền vận động trồng cà
gai leo, gia đình anh cũng như nhiều hộ trong thôn tỏ ra băn khoăn vì đây là
cây trồng mới. Tuy nhiên, sau nhiều lần bàn bạc, anh đã quyết định đi tiên
phong. Anh Vững quyết tâm chuyển đổi hơn 6 sào ruộng từ trồng lúa, hoa mầu sang
trồng cà gai leo. Khi tham gia dự án này, anh được cán bộ huyện hỗ trợ về giống
rồi thường xuyên tới kiểm tra hướng dẫn khoa học kỹ thuật. Sau một năm chăm
sóc, anh được cán bộ giới thiệu công ty đến tận nơi thu mua toàn bộ sản phẩm. Vụ
đầu tiên trừ các tri phí anh lãi hơn 100 triệu đồng. Thấy được lợi ích từ cà
gai leo, gia đình anh đã mở rộng sản xuất trồng hơn 1 ha cây dược liệu này.
Cách
nhà anh Vững không xa, gia đình ông Bùi Văn Tửu cũng đã vươn lên thoát nghèo,
xây được căn nhà 3 tầng khang trang. Ông Tửu chia sẻ, trước đây người dân quê
ông quanh năm vất vả với việc trồng lúa, hoa mầu. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu
nơi đây khắc nghiệt, thường xuyên nắng nóng, hạn hán thất thường nên người dân
vất vả thế nào vẫn không thoát khỏi đói nghèo. Rất may, trong năm 2014, gia
đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi đất sang trồng cây dược liệu cà gai leo. Cây trồng
này phù hợp với điều kiện tự nhiên nên phát triển rất tốt, chất lượng cao nên
giá thành đảm bảo.
Ông
Bùi Văn Hoan, Chủ tịch UBND xã Đa Phúc đánh giá, năm 2014, khi thử nghiệm trồng
cà gai leo chúng tôi chỉ đặt ra mục tiêu giúp người dân giảm nghèo. Thế nhưng,
đến nay cà gai leo đã biến nhiều hộ nông dân thành tỷ phú. 19 hộ dân ban đầu
tham gia chương trình hiện nay đều đã thoát nghèo và đang giúp đỡ các hộ khác
phát triển cà gai leo. Hiện nay, xã Đa Phúc có 150 hộ trồng cà gai leo trên diện
tích 70 ha.
Phát
triển có quy hoạch
Ông
Phạm Minh Tuấn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên
thủy cho biết, thời gian vừa qua, cây cà gai leo đã trở thành một hiện tượng của
huyện Yên Thủy. Với mục tiêu ban đầu của huyện là thử nghiệm trồng cây cà gai
leo để giảm nghèo đến nay đã có 3 xã Đa Phúc, Bảo Hiêu, Yên Trị với 2 vạn người
dân trồng trên 160 ha.
“Đây
là điều đáng mừng cho địa phương nhưng chúng tôi cũng rất lo bởi khi phát triển
ồ ạt tự phát sẽ dễ đi vào điệp khúc “cung vượt quá cầu” rồi được mùa mất giá.
Vì vậy, ngay từ năm 2017, huyện Yên Thủy đã tiến hành quy hoạch vùng dược liệu
cà gai leo theo hướng phát triển có quy hoạch và đi vào chiều sâu. Đồng thời,
chính quyền huyện cũng tiến hành hỗ trợ người dân trong việc xây dựng thương hiệu,
chỉ dẫn địa lý.
Để
làm được điều nay, huyện Yên Thủy đã cùng với các chuyên gia nông nghiệp tiến
hành khảo sát và chỉ dẫn các vùng đất phù hợp với trồng cà gai leo. Đồng thời,
cán bộ khuyến nông cũng tích cực vận động người dân trồng theo tiêu chuẩn sạch,
không phun thuốc trừ sâu chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học rồi trồng trải ni
lông để tránh cỏ xâm lấn.Với những nỗ lực này, trong năm 2016, vùng trồng cà
gai leo của huyện Yên Thủy đã được Bộ y tế công nhận vùng nguyên liệu sạch.
Để
xúc tiến thương mại, trong năm 2016, HTX Yên Thủy cũng đã đăng ký thương hiệu
cho sản phẩm cao gà cai leo. Đến nay sản phẩm đã được bán trong các hiệu thuốc
trên toàn quốc, đảm bảo thị trường khá ổn định.