Giới thiệu

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:1722/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 02 tháng 9 năm2016

 QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm các nội dung chính sau:

1. Tên Chương trình và cơ quan quản lý Chương trình:

a) Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tt là Chương trình).

b) Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Mục tiêu của Chương trình:

a) Mục tiêu tổng quát: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ci thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra.

b) Mục tiêu cụ thể

- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiu số giảm 3% - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;

- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cui năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gp 2 lần);

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo;

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi nhỏ, nước sinh hoạt; tạo điều kiện để người dân tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình để tăng thu nhập thông qua tạo việc làm công nhằm phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, góp phn giảm rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện tiếp cận thị trường.

c) Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2020

- Phấn đấu 50% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 20 - 30% s xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện, xã, thôn thuộc Chương trình phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát trin sản xuất của người dân:

+ Từ 80% - 90% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

+ Từ 70% - 80% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

+ Từ 60% - 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, từ 80% - 90% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

+ 100% xã có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân; 80% số xã có cơ sở vật chất trường học đạt chun nông thôn mới;

+ 75% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

+ Các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 75% - 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hằng năm.

- Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20% - 25%/năm; bình quân mỗi năm có ít nhất 15% hộ gia đình tham gia dự án thoát nghèo, cận nghèo.

- Hỗ trợ đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho khoảng 20.000 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, trong đó từ 60% - 70% lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, bản được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia; xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng.

- 100% cán bộ cấp xã làm công tác thông tin và truyền thông được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thông tin tuyên truyền cổ động; 50% các xã nghèo có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời; có 100 huyện và khoảng 600 xã được trang bị bộ phương tiện tác nghiệp tuyên truyn cổ động; thiết lập ít nhất 20 cụm thông tin cơ sở tại các khu vực cửa khu, biên giới, trung tâm giao thương.

- 90% các hộ dân thuộc địa bàn huyện nghèo, xã nghèo được tiếp cận, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm sản xuất; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các hình thức báo chí, các xuất bản phẩm và các sản phẩm truyền thông khác; Hỗ trợ phương tiện nghe - xem cho khoảng 10.000 hộ nghèo sống tại các đảo xa bờ; hộ nghèo thuộc các dân tộc rất ít người; hộ nghèo sống tại các xã đặc biệt khó khăn.

3. Đi tượng và phạm vi thực hiện của Chương trình

a) Đối tượng:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi cả nước; ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số, phụ nữ thuộc hộ nghèo;

- Người dân và cộng đồng trên địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo;

- Huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã an toàn khu, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quyết định phê duyệt của cp có thẩm quyền;

- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

b) Phạm vi thực hiện:

Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho huyện nghèo, xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu) và thôn, bản đặc biệt khó khăn.

4. Thời gian thực hiện Chương trình: Từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình:

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình: 48.397 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:

- Ngân sách trung ương: 41.449 tỷ đồng (vốn đầu tư: 29.698 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 11.751 tỷ đồng);

- Ngân sách địa phương: 4.848 tỷ đồng (vốn đầu tư: 3.452 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 1.396 tỷ đồng).

- Vốn huy động hợp pháp khác: 2.100 tỷ đồng.

6. Các dự án thành phần của Chương trình:

a) Dự án 1: Chương trình 30a

- Tiểu dự án 1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo

+ Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo.

+ Đối tượng: Các huyện nghèo theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, được hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.

+ Nội dung hỗ trợ:

. Đường giao thông từ huyện đến trung tâm các xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã;

. Công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã gồm trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao xã, thôn, bản, ấp;

. Công trình y tế đạt chuẩn;

. Công trình giáo dục đạt chuẩn;

. Công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;

. Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi;

. Các loại công trình hạ tầng khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiu người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;

. Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn các huyện nghèo.

+ Phân công thực hiện:

. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án;

. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

+ Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 18.745 tỷ đồng, trong đó:

. Ngân sách trung ương: 14.917 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển: 14.085 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 832 tỷ đồng);

. Ngân sách địa phương: 2.928 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển: 2.600 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 328 tỷ đồng);

. Vốn huy động hợp pháp khác: 900 tỷ đồng.

- Tiểu dự án 2. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

+ Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

+ Đối tượng: Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Nội dung hỗ trợ:

. Đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh;

. Công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất;

. Công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao;

. Trạm y tế đạt chuẩn;

. Trường, lớp học đạt chuẩn;

. Bến cá, bờ bao chống triều cường, kè, công trình thủy lợi, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối;

. Công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;

. Các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tụctập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưng lợi;

. Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn.

+ Phân công thực hiện:

. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án;

. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

+ Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 2.148 tỷ đồng, trong đó:

. Ngân sách trung ương: 1.648 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển: 1.550 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 98 tỷ đồng);

. Ngân sách địa phương: 400 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển);

. Vốn huy động hợp pháp khác: 100 tỷ đồng.

- Tiểu dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

+ Mục tiêu:

. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;

. Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;

. Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.

+ Đối tượng:

. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;

. Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn;

. Tổ chức và cá nhân có liên quan;

. Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.

+ Nội dung hỗ trợ:

. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Tập hun, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y…; Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất;

Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang, nương xếp đá;

Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;

Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.

. Nhân rộng mô hình giảm nghèo:

Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp, mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;

Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản để tăng thu nhập cho người dân; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Phân công thực hiện:

. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án; trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo;

. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kim tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sn xuất, đa dạng hóa sinh kế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

+ Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 4.217 tỷ đồng, trong đó:

. Ngân sách trung ương: 3.937 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

. Ngân sách địa phương: 230 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

. Vốn huy động hợp pháp khác: 50 tỷ đồng.

- Tiểu dự án 4: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

+ Mục tiêu: Tăng số lượng, nâng cao chất lượng lao động tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

+ Đối tượng: Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động cư trú dài hạn trên địa bàn các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ưu tiên đối tượng lao động là thanh niên chưa có việc làm, đc biệt là thanh niên thuộc hộ dân tộc thiểu số nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

+ Nội dung hỗ trợ:

. Hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tin ở trong thời gian tham gia đào tạo; hỗ trợ tiền đi lại, cung cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, Visa và lý lịch tư pháp để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;

. Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở; hỗ trợ hoạt động tư vấn người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

. Tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi người lao động về nước tại cơ sở.

+ Phân công thực hiện:

. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án;

. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

+ Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 618 tỷ đồng, trong đó:

. Ngân sách trung ương: 368 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

. Ngân sách địa phương: 200 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

. Vốn huy động hợp pháp khác: 50 tỷ đồng.

b) Dự án 2: Chương trình 135

- Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn

+ Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

+ Đối tượng: các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định của cấp có thẩm quyn.

+ Nội dung hỗ trợ:

. Công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh;

Công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, bản;

. Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng;

. Trạm y tế xã đạt chuẩn;

. Công trình trường, lớp học đạt chuẩn;

. Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi nhỏ;

. Công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;

. Các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật; ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiu người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;

. Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

+ Phân công thực hiện:

. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án;

y ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đơn vị làm công tác Dân tộc của tỉnh chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

+ Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 15.936 tỷ đồng, trong đó:

. Ngân sách trung ương: 14.905 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển: 14.022 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 883 tỷ đồng);

. Ngân sách địa phương: 481 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển: 452 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 29 tỷ đồng);

. Vốn huy động hợp pháp khác: 550 tỷ đồng.

- Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn

+ Mục tiêu:

. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất; khai thác tim năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng biến đi khí hậu; góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;

. Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;

. Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.

+ Đi tượng:

. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;

. Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn;

. Tổ chức và cá nhân có liên quan;

. Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.

+ Nội dung hỗ trợ:

. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản,…;

Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: cải tạo đất sản xuất, tạo ruộng bậc thang, nương xếp đá;

Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.

. Nhân rộng mô hình giảm nghèo:

Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;

Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản để tăng thu nhập cho người dân; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Phân công thực hiện:

. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án; trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phi hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo;

. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đơn vị làm công tác Dân tộc của tỉnh, các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

+ Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 4.037 tỷ đồng, trong đó:

. Ngân sách trung ương: 3.742 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp);

. Ngân sách địa phương: 145 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp);

. Vốn huy động hợp pháp khác: 150 tỷ đồng.

- Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; thôn bản đặc biệt khó khăn.

+ Mục tiêu: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

+ Đối tượng: Cộng đồng, cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn:

. Đối với cộng đồng: Ban giám sát cộng đồng xã; cán bộ thôn, bản; đại diện cộng đồng; lãnh đạo tổ, nhóm; cán bộ chi hội đoàn th; cộng tác viên giảm nghèo; các tổ duy tu và bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn, bản; người có uy tín trong cộng đồng và người dân; ưu tiên người dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực;

. Đối với cán bộ cơ sở: tập trung nâng cao năng lực cán bộ xã và thôn bản về tổ chức thực hiện Chương trình, cán bộ khuyến nông, thú y cấp xã và thôn, bản; ưu tiên cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.

+ Nội dung hỗ trợ:

. Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn về quy trình, kỹ năng tổ chức thực hiện Chương trình, các vấn đề liên quan khác trong giảm nghèo;

. Nâng cao năng lực cho cộng đồng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn để đảm bảo tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát cộng đồng với các hoạt động của Chương trình.

+ Phân công thực hiện:

. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện;

. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho đơn vị làm công tác Dân tộc của tỉnh chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

+ Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 679 tỷ đồng, trong đó:

. Ngân sách trung ương: 579 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

. Ngân sách địa phương: 40 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);

. Vốn huy động hợp pháp khác: 60 tỷ đồng.

c) Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135

- Mục tiêu:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở quy hoạch sản xuất nhm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; góp phần giảm rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn;

+ Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn;

+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.

- Đối tượng:

+ Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo;

+ Nhóm hộ, cộng đồng dân cư;

+ Tổ chức và cá nhân có liên quan;

+ Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:

. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuc bảo vệ thực vật, thú y;

. Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm;

. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến tiêu thụ sản phẩm;

. Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của phát luật.

+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo:

. Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư;

. Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.

- Phân công thực hiện:

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án; trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

- Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 842 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 522 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp);

+ Ngân sách địa phương: 210 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp);

+ Vốn huy động hợp pháp khác: 110 tỷ đồng.

d) Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

- Mục tiêu:

+ Truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

+ Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân.

- Đối tượng:

+ Người dân, cộng đồng dân cư;

+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Truyền thông về giảm nghèo:

. Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông về công tác giảm nghèo;

. Xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo từ Trung ương tới cơ sở;

. Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo định kỳ ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở;

. Tổ chức các hoạt động truyền thông giảm nghèo theo hình thức sân khấu hóa để thúc đẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thôn, bản, xã, huyện thực hiện Chương trình;

. Phát triển, tăng cường hoạt động Trang thông tin điện tử về giảm nghèo.

+ Giảm nghèo về thông tin:

. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở; ưu tiên cho cán bộ cấp xã và cấp thôn, bản;

. Hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành, truyền tải, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các kinh nghiệm, gương điển hình và các thông tin thiết yếu khác;

. Hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo sống tại các đảo xa bờ; hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người; hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn;

. Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại huyện, xã;

. Xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động cố định ngoài trời;

. Xây dựng nội dung chương trình cổ động cho các đội thông tin cơ sở;

. Hỗ trợ thiết lập cụm thông tin cơ sở tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trung tâm giao thương.

- Phân công thực hiện:

+ Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án; trong đó Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo về thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông về giảm nghèo;

+ Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo về thông tin, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông về giảm nghèo.

- Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 600 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 500 tỷ đồng (Vốn đầu tư phát triển 41 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp 459 tỷ đồng);

+ Ngân sách địa phương: 50 tỷ đồng.

+ Vốn huy động hợp pháp khác: 50 tỷ đồng.

đ) Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

- Mục tiêu:

+ Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp.

+ Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình.

- Đối tượng:

+ Đối với hoạt động nâng cao năng lực: Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp (cán bộ thôn, bản, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín), ưu tiên nâng cao năng lực cho cán bộ nữ;

+ Đi với công tác giám sát đánh giá: cơ quan chủ trì Chương trình các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phn/nội dung trong các dự án thành phần các cấp và các cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá;

+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo;

+ Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức hội thảo, hội nghị về giảm nghèo;

+ Xây dựng khung kết quả của Chương trình, gồm: hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tiếp cận đa chiều; xây dựng chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thng giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện;

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất (khi cần thiết);

+ Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm; tổ chức điều tra, đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp;

+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo ở các cấp.

- Phân công thực hiện:

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

Vốn và nguồn vốn:

Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 575 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 331 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp);

+ Ngân sách địa phương: 164 tỷ đồng (Vốn sự nghiệp);

+ Vốn huy động hợp pháp khác: 80 tỷ đồng.

7. Các giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình:

a) Tuyên truyền: Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, các tng lp dân cư và người nghèo nhm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; phát động phong trào thi đua “cả nước chung tay vì người nghèo”; tôn vinh doanh nghiệp, tập thể cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực, cách làm hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững.

b) Về cơ chế huy động vốn: Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vn từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.

c) Mở rộng hợp tác quốc tế: Trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình cn tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, cả đa phương, song phương và các tổ chức phi chính phủ để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, đồng thời tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình.

d) Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

đ) Cơ chế thực hiện

- Áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp, có sự tham gia giám sát của nhân dân;

- Thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở, tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện Chương trình. Khuyến khích và mở rộng hoạt động tạo việc làm công cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn;

- Thực hiện cơ chế hỗ trợ tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thông qua dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa trên quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương; hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tự nguyện đăng ký tham gia dự án thông qua nhóm hộ, cộng đồng; nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách nhà nước, vốn vay ngân hàng chính sách xã hội, nguồn vốn lồng ghép thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, nguồn vốn đối ứng của hộ gia đình; thu hồi, luân chuyển trong cộng đồng một phần chi phí hỗ trợ hoặc vật nuôi (từ nguồn vốn ngân sách nhà nước) phù hợp với từng dự án và điều kiện cụ thể của từng đối tưng được hỗ trợ, nhằm nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo khác được tham gia;

- Thực hiện cơ chế đặt hàng với các cơ sở dạy nghề hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện cơ chế đặt hàng vi các cơ quan báo chí, xuất bản để tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo;

- Hài hòa các cơ chế, quy trình áp dụng thống nhất trong các dự án, tiểu dự án của Chương trình; có sự khác biệt về định mức hỗ trợ và mức độ ưu tiên theo đối tượng, địa bàn, nội dung hoạt động;

- Thúc đẩy tinh thần tự lực, tự cường của người dân và cộng đồng trong giảm nghèo; áp dụng cách tiếp cận giảm nghèo dựa vào cộng đồng; mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch; triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện, bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong suốt quá trình thực hiện Chương trình;

- Các bộ, ngành trung ương: Xây dựng, trình ban hành cơ chế, chính sách; hướng dẫn xây dựng Chương trình khung và kế hoạch hằng năm cấp tỉnh; tổng hợp kế hoạch cấp quốc gia và phân bổ nguồn lực công khai, tạo chủ động cho địa phương theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức quy định; giao mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí hỗ trợ (bao gồm cả vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp) cho các địa phương; tổ chức giám sát, đánh giá quá trình thực hiện chương trình; công bố tỷ lệ hộ nghèo cấp quốc gia;

- Các cấp địa phương: thực hiện phương thức trao quyền, xác lập cơ chế hỗ trợ đầu tư về tài chính theo kế hoạch 5 năm và hng năm; trên cơ sở tổng nguồn lực được giao, địa phương sẽ chủ động bố trí ngân sách, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình 5 năm và hằng năm để giải quyết những nhu cầu bức xúc trên địa bàn theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đề ra;

- Lồng ghép lập kế hoạch thực hiện Chương trình 5 năm và hằng năm với quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hằng năm ở cấp xã và có sự tham gia của các cán bộ chuyên môn cấp xã, các tổ chức, đoàn thể và của cộng đồng. Lồng ghép các yếu tố thị trường, bình đẳng giới, giảm rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu trong quá trình lập kế hoạch;

- Các bộ, ngành và các cấp địa phương sử dụng kết quả đo lường nghèo đa chiều làm căn cứ xác định ưu tiên đầu tư trong Chương trình, có tính kết nối với các chương trình, dự án khác.

e) Về nguồn nhân lực thực hiện Chương trình

- Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo trung ương giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và các đơn vị giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp ở địa phương;

- Tiếp tục thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyển cán bộ cho các xã nghèo;

- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích trí thức trẻ tình nguyện về nhận công tác ở các huyện nghèo, xã nghèo;

- Sử dụng cán bộ đoàn thể ở cơ sở làm cộng tác viên giảm nghèo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định về tổ chức mạng lưới, cơ chế hoạt động, chức năng nhiệm vụ, chế độ đối với đội ngũ cộng tác viên làm công tác giảm nghèo từ nguồn ngân sách địa phương.

g) Điều hành, quản lý Chương trình

Thành lập hệ thống bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình từ Trung ương đến cơ sở:

- Thành lập Ban chỉ đạo các cấp:

+ Trung ương: Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp hai Chương trình; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo;

+ Địa phương: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp hai Chương trình; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Ban Dân tộc (hoặc cơ quan quản lý nhà nước về công tác Dân tộc) và các sở, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.

- Cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp:

+ Ở Trung ương: Kiện toàn Văn phòng quốc gia về giảm nghèo giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương và trực tiếp giúp việc Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Phó trưởng Ban Chỉ đạo về quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Văn phòng điều phi Chương trình 135 trực tiếp giúp việc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Việc kiện toàn Văn phòng giúp việc đảm bảo nguyên tắc: không tăng biên chế, không tăng chi phí; không tạo ra tầng nấc trung gian, không tăng thêm thủ tục hành chính; đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả, xử lý nhanh công việc, thường xuyên theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình, kịp thời đề xuất, kiến nghị;

+ Ở địa phương: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập đơn vị giúp việc Ban Chỉ đạo theo các nguyên tắc và yêu cầu như đối với cấp Trung ương.

8. Tổ chức thực hiện:

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý Chương trình có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình;

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình;

- Chủ trì rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình;

- Chủ trì, phi hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí xác định đối tượng tiếp tục thuộc diện hưởng chính sách theo Chương trình 30a, xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

- Chủ trì thực hiện Dự án 1 và Dự án 5; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

b) Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm:

- Chủ trì rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình;

- Chủ trì thực hiện Dự án 2; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì Dự án 3; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

d) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì Dự án 4; theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện dự án và báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp Chương trình;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hp, cân đối, bố trí vốn, thẩm định nguồn vốn đầu tư Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

e) Bộ Tài chính:

- Chủ trì thẩm định, bố trí vốn sự nghiệp của Chương trình;

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, xây dựng và ban hành quy định về quản lý và sử dụng kinh phí, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình.

g) Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan:

- Tham gia triển khai nội dung Chương trình trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do bộ, ngành quản lý;

- Các bộ, ngành được phân công thực hiện các chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết số 80/NQ-CP chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách giảm nghèo gắn với chính sách, chương trình và kế hoạch phát triển của bộ, ngành; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở.

h) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực cho các Dự án của Chương trình;

- Chỉ đạo các Sở, ban, ngành tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động được phân công ở các Dự án, Tiểu dự án của Chương trình;

- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết) về tình hình triển khai thực hiện Chương trình;

- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát.

Điều 2. Cơ chế quản lý điều hành Chương trình

Cơ chế quản lý và điều hành Chương trình thực hiện theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

 

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG



Nguyễn Xuân Phúc

(Đã ký)


Văn bản điều hành