Bảo Lạc nỗ lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
Bảo Lạc là huyện vùng cao biên giới có 8 dân tộc cùng sinh sống, nơi đây đã hình thành vùng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc. Trong những năm qua, Ðảng bộ, chính quyền địa phương huyện đã nỗ lực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát triển KT- XH gắn với duy trì, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương (TW) 5 (khóa VIII).
Chúng tôi tới huyện Bảo Lạc vào dịp huyện tổ chức Lễ hội “Lồng Tồng” đầu xuân. Trong lễ hội, các tiết mục hát dân ca giao duyên thu hút sự chú ý của đông đảo du khách, đặc biệt là tiết mục tốp then: “Mời anh đến Bảo Lạc quê em”, một sáng tác tự biên của đội văn nghệ khu phố 6, thị trấn Bảo Lạc để lại ấn tượng sâu sắc đối với những người tham dự ngày hội.
Ðể tìm hiểu thêm về phong trào văn nghệ cơ sở, đồng chí Nông Vãn Thắng, Phó phòng Vãn hóa - Thông tin huyện dẫn chúng tôi đến khu phố 6, thị trấn Bảo Lạc - một trong những điểm sáng về phong trào văn nghệ địa phương. Bà Nông Thị Nương, Trưởng nhóm Câu lạc bộ (CLB) hát dân ca khu phố 6, thị trấn Bảo Lạc cho biết: Ban đầu nhóm chỉ có 3 người yêu thích các làn điệu dân ca, cùng nhau đàn và hát với nhau cho vui, dần dần đã thu hút được nhiều chị em tham gia, mọi người tự sắm nhạc cụ từ đàn tính, xóc nhạc, quần áo để luyện tập và biểu diễn. Ai biết đàn thì hướng dẫn tập đàn, ai biết hát làn điệu nào thì truyền khẩu cho nhau hát. Ðến nay, sau hơn 4 năm hoạt động, thành viên trong CLB thành thục những ngón đàn và thể hiện những làn điệu dân ca: Then, Sli Giang, Dá hai, Phong slý, Lượn cọi. CLB được mời biểu diễn hàng trăm buổi, phục vụ các ngày lễ, ngày tết và các hoạt động văn hóa, vãn nghệ ở địa phương.
Các thành viên trong CLB thường xuyên mở những lớp truyền dạy hát dân ca cho các cháu thiếu nhi vào các dịp hè. Dù đa phần các thành viên trong nhóm tuổi đã cao nhưng họ đều có chung một niềm đam mê những làn điệu dân ca dân tộc ngọt ngào của quê hương. Chúng tôi chỉ mong muốn làm sao truyền được lòng yêu thích dân ca dân tộc cho các cháu thanh niên, nếu người lớn không truyền dạy thì làm sao lớp trẻ có thể hiểu và yêu làn điệu dân ca quê hương, tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc.
Hằng ngày, bên phố núi có dòng sông Gâm mơ mộng, những nghệ nhân, người yêu thích dân ca trong khu phố vẫn miệt mài luyện tập, họ say mê hát cho nhau nghe những gia điệu ngọt ngào của quê hương. Người biết nhiều truyền lại cho người biết ít, người biết ít truyền đạt lại cho người chưa biết gì. Công việc chắp cánh cho các làn điệu dân ca ấy cứ từng ngày diễn ra nhờ những nhóm văn nghệ quần chúng ở cơ sở như thế này. CLB hát dân ca của khu phố 6 chỉ là một trong nhiều hoạt động được các cấp chính quyền huyện Bảo Lạc quan tâm, chỉ đạo thực hiện, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của địa phương theo tinh thần Nghị quyết TW 5, khóa VIII.
Bên cạnh việc phát triển phong trào văn nghệ ở cơ sở, huyện Bảo Lạc chú trọng đầu tư trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, nâng cao giá trị các di sản văn hóa ở địa phương. Cùng với đó, các lễ hội lồng tồng đầu xuân được tổ chức phục dựng lại ở hầu hết các xã trong toàn huyện. Thông qua các lễ hội truyền thống, các nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng dân gian, các sinh hoạt văn hóa truyền thống, đặc biệt, là các làn điệu dân ca của các dân tộc trong huyện được bảo tồn và phát triển.
Hằng năm, Phòng Vãn hóa - Thông tin huyện tham mưu, đề xuất tổ chức các cuộc thi hát dân ca trình diễn trang phục dân tộc ở huyện, cũng như trong khu vực. Từ các phong trào này các làn điệu dân ca: Dá hai, Lượn cọi, Phong slý, hát Then của dân tộc Tày, Lượn Nàng ới của dân tộc Nùng; nhạc cụ dân tộc Mông có khèn, sáo trúc, nhị; dân tộc Dao có Kèn Pí lè; về dân vũ có điệu múa khèn của người Mông, múa Sluổng của người Tày, múa trống của người Lô Lô được bảo tồn. Mặt khác, các phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc được duy trì trong đời sống hằng ngày, như: Lễ lên đèn và lễ phong chức, cấp sắc của người Dao...
Ðồng chí Ðoàn Thị Mỵ, Chủ tịch UBND xã Hưng Ðạo (Bảo Lạc) chia sẻ: Hưng Ðạo là một xã có địa bàn rộng, khá phức tạp, đời sống của người dân còn khó khăn, Tuy nhiên, những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xã luôn quan tâm trú trọng đến việc bảo tồn và khơi dậy những nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc ở địa phương. Xã vận động người dân xóa bỏ những hủ tục, mê tín dị đoan; tạo điều kiện để những nét văn hóa truyền thống được duy trì, đặc biệt, là Lễ cấp sắc của dân tộc Sán Chỉ được khôi phục và giữ đúng nghi lễ truyền thống, trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của nhân dân địa phương.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Tô Thị Lợi, Phó Bí thư Huyện ủy Bảo Lạc, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) huyện cho biết: Thời gian tới, huyện Bảo Lạc sẽ tập trung, tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận thức về giá trị của các di sản văn hóa gắn với việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương một cách bền vững.
(Theo baocaobang.vn)
[TT: LPM]