Khánh Thuận: Nỗ lực xoá nghèo bền vững
Đầu năm 2016, số hộ nghèo của Khánh Thuận là 1.062 hộ, chiếm 32,96%: 107 hộ cận nghèo, chiếm 3,32% (theo chuẩn mới). Thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững của huyện U Minh, Đảng bộ xã Khánh Thuận xác định giảm hộ nghèo từ 4,5-5%/năm, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 8%.
Trên hành trình xoá nghèo bền vững, Đảng bộ, chính quyền và
Nhân dân Khánh Thuận xác định: phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng thực hiện
thắng lợi nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ đã đề ra. Đồng thời, tranh thủ
mọi nguồn lực hướng dẫn người dân thực hiện các mô hình kinh tế.
Triển vọng
Sau cơn mưa rào đầu mùa, vợ chồng chị Trần Thị Màng (35 tuổi,
Ấp 11, xã Khánh Thuận) sửa lại giàn bầu, chuẩn bị hạt giống, dọn cỏ để trồng vụ
màu trên bờ bao. Chị Màng bảo, nhờ có vụ màu, vụ lúa - vụ tôm mà cuộc sống gia
đình mới khấm khá và có điều kiện lo cho 3 đứa con đến trường.
Năm 2000, vợ chồng chị ra riêng vỏn vẹn có 2 công đất ruộng,
10 công đất rừng, xoay đủ nghề nhưng cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau. Với
những hộ kinh tế khó khăn, Chi hội Phụ nữ Ấp 11 vận động thành lập tổ hợp tác
trồng màu. Thông qua các buổi tập huấn, chị em nắm vững kỹ thuật, cộng với nguồn
vốn nội lực, các chị có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện vươn lên.
“Từ khi tham gia tổ hợp tác trồng màu của Chi hội Phụ nữ
ấp, được chị em giúp vốn, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cuộc sống
gia đình dần ổn định”, chị Màng chia sẻ. Năm 2013, vợ chồng chị thuê 6 ha đất,
trên bờ bao rừng tràm trồng bầu, dưa leo, gác kèo ong và hơn 1 ha trồng lúa,
nuôi tôm. Cuối năm, gia đình chị thu lãi hơn 40 triệu đồng.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp 17 Lâm Kim Sơn chia sẻ:
"Những năm gần đây đời sống chị em có bước phát triển rõ rệt. Không trông chờ
vào khai thác rừng tràm, chị em tận dụng bờ bao để trồng chuối, rau màu, chăn
nuôi heo, gà, vịt, le le… Ấp còn 2 hộ hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, chi
hội phụ nữ đã có kế hoạch cùng với chi bộ, các đoàn thể ấp hỗ trợ, giúp đỡ để
các hộ này có điều kiện vươn lên”.
Không chỉ giúp nhau từ nguồn vốn nội lực, chị em hội viên phụ
nữ Ấp 17 còn thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách” bằng cách bán chịu con
giống. Ngoài trồng tràm, gia đình chị Trần Thị Quyên (hội viên phụ nữ Ấp 17) tận
dụng đất trống trồng chuối, chăn nuôi heo, mỗi năm thu nhập từ 40-50 triệu đồng.
Kinh tế ổn định nên chị Quyên giúp đỡ những hộ có hoàn cảnh khó khăn trong ấp
bằng cách bán chịu heo giống.
Chị Quyên chia sẻ: “Thấy các chị trong ấp có hoàn cảnh khó
khăn, gia đình tôi chọn cách bán chịu heo giống đến khi họ bán heo mình mới nhận
tiền. Với cách này sẽ giúp các chị có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế để
cuộc sống ổn định hơn”.
Trăn trở xoá nghèo bền vững
Khánh Thuận có 15 ấp, trong đó 10 ấp thuộc lâm phần rừng tràm,
với tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 32,96% (1.062 hộ). Câu chuyện điện, đường,
nước sạch sinh hoạt, cuộc sống khó khăn, bấp bênh của bà con, nhất là bà con ở
các ấp thuộc lâm phần rừng tràm đang là “rào cản” rất lớn để Khánh Thuận thực
hiện mục tiêu xoá nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.
Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới, xã chỉ mới đạt 10/18 tiêu chí nông thôn mới (trừ tiêu chí
chợ nông thôn), trong khi mặt bằng của huyện bình quân mỗi xã đạt 12 tiêu chí.
Những năm qua, chính quyền địa phương đã cân đối các nguồn ngân sách, nhưng kinh
phí để thực hiện các hạng mục cứng như: đường giao thông, nhà văn hoá, hỗ trợ
nhà ở cho hộ nghèo... rất lớn, vượt quá khả năng của địa phương. Theo Phó Bí thư
Ðảng uỷ xã Khánh Thuận Nguyễn Thành Khẩn, 15 ấp của xã ấp nào cũng có tỷ lệ hộ
nghèo cao, đặc biệt Ấp 19 không có tuyến lộ bê-tông nào, toàn xã có 1.778/3.210
hộ sử dụng điện an toàn, 462 hộ sử dụng điện chia hơi không an toàn.
Năm 2016, xã phấn đấu thực hiện đạt 2 tiêu chí: điện, đường.
Theo đó, xã sẽ đầu tư tuyến lộ bê-tông để người dân Ấp 19 có điều kiện đi lại
thuận lợi hơn. Theo Chương trình 135, mỗi năm xã có khoảng 300 triệu đồng hỗ trợ
người dân phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào mô hình chăn nuôi gà, nuôi
heo hướng nạc để giúp người dân xoá nghèo bền vững.
Bên cạnh phát huy nội lực, để Khánh Thuận có thêm nguồn lực
phát triển, rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức
của cả cộng đồng. Ðó chính là trợ lực để Khánh Thuận nói riêng, huyện U Minh nói
chung có thể hoàn thành các chỉ tiêu và tiến