Kon Tum: Thoát nghèo từ nỗ lực của người dân

Chị Y Hrem, Trưởng thôn 6 thị trấn Đắk Rve, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) VH- Sau bốn năm triển khai Dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững (2011- 2016) và Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững”, Kon Tum là một trong tám tỉnh nằm trong địa bàn thực hiện Dự án đã có nhiều thành công.

Sau bốn năm triển khai Dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững (2011- 2016) và Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững”, Kon Tum là một trong tám tỉnh nằm trong địa bàn thực hiện Dự án đã có nhiều thành công.

Gia đình ông A Deoh là dân tộc Gia Rai sinh sống ở thôn Khuk Na, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum có ba thế hệ sinh sống với mười nhân khẩu nên gặp rất nhiều khó khăn, gia đình vẫn thuộc diện nghèo mặc dù làm lụng vất vả dù đã được nhiều sự hỗ trợ giảm nghèo. Đến năm 2014, được sự hỗ trợ giảm nghèo của Dự án PRPP của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Chính phủ Ailen tại tỉnh Kon Tum, gia đình ông A Deoh là một trong ba mươi hộ của xã Sa Bình được hỗ trợ vay vốn nuôi bò sinh sản. Ông và các gia đình được tự mình đi chọn bò để nuôi, và được các chuyên gia trong dự án tập huấn kỹ thuật trong việc chăm sóc bò sinh sản và trồng cỏ cao sản, làm chuồng, ủ phân, tiêm phòng cho bò… Bên cạnh đó còn được đi trao đổi, học tập kinh nghiệm với người dân ở địa phương. Ông A Deoh phấn khởi: “Tôi sẽ cố gắng làm thêm, cộng với thu nhập tăng thêm từ 1 ha cỏ cao sản, đến thời kỳ thu hoạch, gia đình trả được 10 triệu đồng vay vốn của Dự án theo cam kết ban đầu để Dự án chuyển cho hộ nghèo khác tham gia, nhằm phát triển sản xuất để thoát nghèo”.

Theo ông Nguyễn Minh Thuận, Chủ tịch UBND xã Sa Bình: Từ trước đến nay hầu hết các dự án hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số theo hình thức cấp tiền hỗ trợ cho hộ nghèo nên hiệu quả chưa cao, còn Dự án PRPP đã có sự cải tiến mới là tiến hành trao quyền cho cộng đồng và cấp cơ sở, tạo điều kiện tốt nhất để có sự tham gia, coi trọng tiếng nói của người nghèo vào dự án.

Để chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả cao, không thể không nhắc tới vai trò của cán bộ tổ trưởng tổ tự quản giảm nghèo cấp thôn, chị Y Hrem (thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy) là một người như thế. Y Hrem là người dân tộc Bana, năm nay mới 28 tuổi nhưng chị đã có kinh nghiệm năm năm làm trưởng thôn và được mọi người tín nhiệm. Không những tự vươn lên thoát nghèo, chị còn làm tốt công tác trưởng thôn và giúp bốn hộ khác thoát nghèo bền vững. “Việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số có trình độ, hiểu biết và tận tâm với người nghèo như chị Y Hrem là rất cần thiết đối với một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, ông Nguyễn Trung Thuận, Phó Giám đốc Sở LĐ, TB&XH, Giám đốc Ban Quản lý Dự án giảm nghèo PRPP cho biết.

 In bài viết
Văn bản điều hành