Người dân hưởng lợi bằng cách luân chuyển vốn
Chương trình 135 đã huy động sự tham gia của người dân, hỗ trợ theo nguyện vọng của họ. Tuy nguồn vốn ít nhưng hiệu quả, nhiều người được hưởng lợi bằng cách luân chuyển vốn.
Công Trừng là 1 trong 3 xã của huyện Hoà An thực
hiện thí điểm dự án nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội nhằm tăng cường sự
tham gia thực hiện Chương trình 135 do Chính phủ Ai - Len, Mạng An ninh lương
thực và giảm nghèo (CIFPEN), Uỷ ban Dân tộc (UBDT) tài trợ. Trong đó, thôn Lũng
Mải được chọn xây dựng tiểu dự án nuôi dê sinh sản với 6 hộ tham gia.
Với đặc thù là xã đặc biệt khó khăn, xã nhận được
rất nhiều chương trình hỗ trợ như 135, 30a, nông thôn mới. Người dân cũng có đơn
đăng ký để xét nhận hỗ trợ nhưng nhiều khi hỗ trợ chưa sát với thực tế. “Chẳng
hạn người dân muốn giống cây con thì lại được nhận máy nông nghiệp... Với dự án
thí điểm giao vốn xuống từng hộ, để người dân tự lựa chọn cách thức đầu tư, tôi
nhận thấy rất hiệu quả” - ông Pu nói.
Năm 2014 và 2015, CIFPEN đã phối hợp UBDT và Ban
Dân tộc 2 tỉnh Thanh Hoá, Cao Bằng thực hiện thí điểm mô hình trên tại 12 xã.
Qua tổng kết, 100% các tiểu dự án sinh kế đều đưa ra mô hình quay vòng đồng vốn.
“Chúng tôi hy vọng những kinh nghiệm này sẽ được áp dụng cho các hoạt động, dự
án, cho các chương trình giảm nghèo và Chương trình xây dựng nông thôn mới” -
ông Phạm Văn Thành – Chủ tịch CIFPEN đề xuất.
Đánh giá mô hình, ông Võ Văn Bảy – Vụ trưởng,
Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình 135 (UBDT) cho rằng: “Những mô hình này
rất hay, có nhiều điểm mới mà các xã có thể lựa chọn để nhân rộng ở trên địa bàn
của mình. Cũng khá lâu rồi Chương trình 135 không có chương trình nâng cao năng
lực. Trong Chương trình 135 giai đoạn 2016 – 2020, để thực hiện được việc nâng
cao năng lực là cả một vấn đề. Đây là những kinh nghiệm tốt để những người làm
chính sách, và thực hiện chính sách như chúng tôi nghiên cứu, thể chế hoá, đưa
vào văn bản hướng dẫn”.