Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 30a: Động lực để Tu Mơ Rông giảm nghèo bền vững

Với các cơ chế đặc thù ưu đãi của Nghị quyết 30a về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, sau 3 năm triển khai, huyện nghèo Tu Mơ Rông đã có những chuyển biến tích cực: nhà cửa được xây dựng kiên cố, làng xóm khang trang, trụ sở làm việc của các cơ quan được xây dựng mới, hệ thống điện, đường, trường, trạm được sửa chữa, xây dựng, nhiều hộ dân đã thoát khỏi cảnh đói nghèo...

Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 30a, ngay từ khi mới triển khai, huyện Tu Mơ Rông xác định trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách tới các cấp, các ngành và người dân. Theo đó, UBND huyện Tu Mơ Rông phân công các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình 30a Huyện cùng phối hợp với HĐND-UBND 11 xã xuống địa bàn các thôn quán triện Nghị quyết số 30a về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, đồng thời tổ chức lấy ý kiến về nhu cầu đầu tư theo Chương trình 30a trên địa bàn thôn, xã. Song song với với đó, huyện tiến hành xây dựng đề án thực hiện trên cơ sở các văn bản hướng dẫn trình UBND tỉnh phê duyệt Cùng với đó, Huyện đã xây dựng chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm, phân công, phân nhiệm cho 3 Tiểu ban theo lĩnh vực và đặt cơ quan Thường trực tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho cấp xã, các phòng ban của huyện, cũng như các huy động UBMTTQ các cấp của huyện và các tổ chức thành viên các cấp như: Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên CSHCM các cấp của huyện xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp cả giai đoạn và từng năm, trên cơ sở bám sát nội dung của Đề án để có biện pháp phối hợp và tổ chức thực hiện.

Sau khi có nguồn vốn, Huyện xác định những nhu cầu bức thiết trước ưu tiên cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời lồng ghéo các chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn khác tập trung hỗ trợ người dân sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập để thoát nghèo. Huyện đã tiến hành các chính sách một cách phù hợp, đồng bộ như: Hỗ trợ khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao đất giao rừng cho nhân dân các xã Đăk Hà, Đăk Na, Đăk Rơ Ông; Hỗ trợ một lần tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; Hỗ trợ chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động....

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão số 9 gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản nên toàn bộ nguồn vốn chưa thực hiện năm 2009 và nguồn vốn năm 2010, huyện Tu Mơ Rông đã xin tỉnh, trung ương tập trung đầu tư vào khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Huyện tập trung ưu tiên vốn đầu tư cho các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh như đường giao thông đến trung tâm xã, liên xã đến các thôn và đường đi khu sản xuất; Hỗ trợ di dời, đầu tư sơ sở hạ tầng như san ủi mặt bằng, làm đường giao thông, nước sinh hoạt, trường học... Các điểm tái định cư mới, thông đường vào các điểm tái định cư, đồng thời lồng ghép các nguồn vốn mục tiêu quốc gia để xây dựng nhà ở, hỗ trợ cho nhân dân khắc phục sản xuất và triển khai công tác giao đất, giao rừng sản xuất; Khoán chăm sóc bảo vệ rừng phòng hộ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất; Hỗ một lần tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi gắn với việc hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng sản xuất; khai hoang, phục hóa, tăng cường hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, dạy nghề gắn với tạo việc làm; chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Đến nay, từ nguồn vốn 30a và lồng ghép các nguồn vốn khác, huyện Tu Mơ Rông đã đầu tư xây dựng được 30 nhà công vụ, 51 phòng học, 01 nhà đa năng và một số công trình khác phục vụ ngành giáo dục với tổng kinh phí 11.561.320.722 đồng. Huyện đã đưa được 124 lao đi xuất khẩu tại Malaixia; bố trí 10 Phó chủ tịch UBND cho 10/11 xã trên địa bàn huyện theo Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú có trình độ đại học làm Phó Chủ tịch xã; Đầu tư 19 công trình giao thông, với quy mô đường GTNT cấp VI miền núi, tổng chiều dài trên 23 km; xây dựng 3 công trình thủy lợi, 7 công trình nước tự chảy cung cấp nước sinh hoạt cho trên 677 hộ; đầu tư xây dựng 3 trụ sở làm việc của UBND các xã Măng Ri, Đăk Na và xã Đăk Rơ Ông và hỗ trợ các hộ nghèo làm nhà ở cho 2.485 hộ trên địa bàn có nhà ở kiên cố.

Bên cạnh đó, huyện Tu Mơ Rông lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, đặc biệt là chương trình thực hiện theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, chương trình định canh định cư, Chương trình 135 giai đoạn II và các chương trình mục tiêu quốc gia khác…nhằm triển khai có hiệu quả chương trình 30a.

Vì vậy, đến nay, nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng như hoàn thành san ủi mặt bằng, thông đường đến điểm ĐCĐC Tu Thó xã Tê Xăng, điểm ĐCĐC Mô Pả - Kon Tun; hoàn thành đưa vào sử dụng công trình cấp nước sinh hoạt thôn Tu Thó xã Tê Xăng, thôn Chung Tam xã Măng Ry, thôn Kạch Lớn 2, Năng lớn 2+3 xã Đăk Sao, Mô Bành 1+2, Kon Chai xã Đăk Na, thôn Kon Hnông - Đăk PRông xã Đăk Tờ Kan… Và hàng nghìn ngôi nhà tại các điểm tái định cư.

Qua 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, nhìn chung bước đầu có kết quả khá rõ rệt. Cơ sở hạ tầng được đầu tư tạo thuận lợi cho giao thông đi lại và thông thương hàng hóa. Các chính sách về hỗ trợ một lần tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; hỗ trợ giao đất giao rừng khoán quản lý bảo vệ rừng,… đã làm chuyển biến tích cực đối với chính quyền địa phương và nhân dân trong việc nhận thức tầm quan trọng và ý nghĩa của chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tiềm năng đất đai được khai thác hợp lý, nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng. Chính sách hỗ trợ hồ nghèo về nhà ở đã tạo được niềm tin trong nhân dân, giúp hộ nghèo có nơi sinh hoạt ổn định, an tâm sản xuất. Chính sách về cán bộ, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động đã phần nào giải quyết được vấn đề thiếu cán bộ lãnh đạo có chuyên môn cho cấp xã, tạo việc làm cho lao động nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

Ông Lâm Quang Huy - Phó Chủ tịch UBND xã Măng Ri cho biết: Từ nguồn vốn của Chương trình 30a xã đã được đầu tư khá nhiều như làm khu tái định cư Chung Tam, Long Hy. Xây dựng trụ sở xã mới khang trang, hệ thống đường giao thông, nước sạch, hỗ trợ xây dựng nhà cửa cho nhân dân và hỗ trợ cây con giống để bà con sản xuất, thực hiện giao khoán bảo vệ rừng… đã giúp người dân trong giảm bớt khó khăn, xoá đói giảm nghèo, đời sống người dân từng bước được cải thiện rõ rệt.

Với những kết quả trên trong thực hiện Chương trình Nghị quyết 30a trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã góp phần quan trọng trong việc đổi thay nông thôn vùng khó khăn, giúp người dân từng bước nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo. Thời gian tới, huyện Tu Mơ Rông tiếp tục, tận dụng và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách từ Nghị quyết 30a phấn đấu sớm đưa Huyện thoát khỏi đói nghèo một cách bền vững.

( Theo kontum.gov.vn)

[TT:LPM ]

 In bài viết
Văn bản điều hành