Tham gia dự án xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên: Thu nhập của bà con được cải thiện

“Thay vì cách đưa cá cho người nghèo hết lần này đến lần khác thì cần dạy cho họ cách câu cá, sau khi cung cấp cho họ cái cần câu”- Đó là phương thức hoạt động giúp người nông dân giảm nghèo hữu hiệu được nhiều đại biểu đồng tình tại Hội thảo với chủ đề: “Chia sẻ kết quảvà kinh nghiệm của dự án nâng cao năng lực phát triển nông nghiệp và nông thôn”có sự tham gia của người dân, nhằm xóa đói giảm nghèo ở khu vực Tây Nguyên diễn ra ngày 20/11 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức.

Dự án nâng cao năng lực phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm xóa đói giảm nghèo ở khu vực Tây Nguyên được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2014, hiện đang được triển khai tại 2 xã Lơ Pang, Kon Thụp, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Đối tượng người được hưởng lợi từ dự án là các đồng bào thiểu số gồm: Ê Đê, Bahnar, Tày, Nùng, Thái, Kinh. Sau một thời gian đạt những thành tựu đáng kể như: xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp, nông thôn để giảm nghèo bền ; tăng cường năng lực cho cán bộ, địa phương và người dân, đến nay nhiều mô hình nông nghiệp do dự án hướng dẫn đã được người dân nhân rộng, học hỏi lẫn nhau, nhiều hoạt động về giữ gìn vệ sinh cũng như cơ chế vận hành và bảo dưỡng công trình hạ tầng được xây dựng và vận hành tốt.

Ông Puih dân tộc Bahnar, trưởng thôn Groi, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang cho biết, trước đây khi chưa có dự án, người dân không biết lập kế hoạch nhằm đạt hiệu quả cao kinh tế cao mà chỉ biết an phận với các phương thức làm ăn cũ nên dù vất vả sớm hôm đầu tắt mặt tối nhưng vẫn thiếu trước hụt sau. Từ khi có dự án, người dân được hướng dẫn, tư vấn cụ thể về phương pháp ủ, chế biến phân bón hữu cơ, cách bón phân cho cây cà phê sao cho hiệu quả, trồng cây đậu che phủ đất đồi trọc; các phương pháp sơ chế và tái sử dụng chất thải nông nghiệp, cải tạo chuồng bò để thu phân bón... Nhờ vậy, hiện đời sống của nhiều bà con dân tộc Bahnar đã được nâng lên rõ rệt. Theo đó, nếu trước đây thường mỗi năm bà con chỉ thu nhập được khoảng 30 đến 40 triệu đồng, thì nay nhiều bà con đã có mức thu nhập khoảng từ 80 đến 100 triệu/ đồng/năm, hộnghèo trong xã rõ rệt. Ông trưởng thôn Puih cho biết thêm, dự án không chỉ hướng dẫn người dân các phương thức làm kinh tế mới mà nhiều bà con còn được truyền đạt kỹ năng sống, phương pháp tính toán hay các lớp học xóa mù cho chị em phụ nữ.

Ông Nguyễn Như Phi, Chủ tịch UBND huyện Măng Yang- Giám đốc dự án cho biết, mặc dù khi đi khảo sát tại các địa phương, nhìn vào những khu vườn của bà con dân tộc, và cách tổ chức sản xuất chúng tôi thấy được đời sống của bà con nơi đây đã đổi khác và hứa hẹn sẽ được nâng lên nhiều. Cũng theo ông Phi, dự án triển khai được hơn 4 năm, nhưng thời gian thực tiễn, thực hành các kỹ năng tiếp cận phương pháp có sự tham gia chỉ mới 2 năm và tập trung nhiều hơn vào 2 vùng mục tiêu (LơPang, Kon Phụp). Hơn nữa công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất cho hộ nghèo cũng còn hạn chếvì vậy tác động của dự án còn chưa cao.

Tính đến nay, dự án đã tổ chức 12 khóa đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng xúc tác trong nước với 100 lượt tham gia. Có trên 1 nghìn 300 lượt người được tập huấn nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp, trong đó, mô hình kết hợp chăn nuôi- trồng trọt 40 hộ, mô hình về cây tiêu 40 hộ,hô hình canh tác bền vững 12 hộ. Tổng vốn đối ứng của dự án là gần 4 triệu đô la, trong đó vốn ODA của Nhật là 370 triệu Yên, tương đương trên 3,5 triệu đô la./.

Do đó, ông Phi kiến nghị, để giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thì cần phải nâng cao năng lực cho người dân và cộng đồng dân tộc thiểu số để phát triển sản xuất; tạo thuận lợi để người dân tham gia cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa; đồng thời phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy tạo việc làm, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ địa phương.

Về vấn đề này, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, ngoài việc chú trọng triển khai giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc, việc sử dụng hiệu quảhỗ trợ từ bên ngoài như các dự án, tài trợ của các nước trên thế giới cần phảiđược phối hợp nhịp nhàng để đem lại hiệu quả. Theo đó, thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ cùng với Tổ chức Jica (Nhật Bản) xây dựng chương trình hợp tác hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn và giảm nghèo cho vùng khó khăn. Hai bên sẽ cùng nhau khai thác có hiệu quả sự hỗ trợ của tổ chức này kết hợp với nguồn lực từ các chính sách của Chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn và giảm nghèo nhanh và bền vững./.

 In bài viết
Văn bản điều hành