Thắp sáng bản sắc nơi miền Tây Xín Mần
Sau 15 năm triển khai Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, huyện Xín Mần đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động về vai trò, nhiệm vụ của việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Thực hiện tốt điều này, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể của huyện đã tập trung tổ chức thực hiện đồng bộ, sâu rộng nghị quyết. Việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết luôn được tổ chức nghiêm túc, hiệu quả, đúng theo yêu cầu đề ra. Đặc biệt, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng và được thực hiện thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú như qua các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện đến cơ sở, qua các hội nghị, các buổi họp xã, thôn bản, các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước... Theo đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng nếp sống, lối sống văn hóa của huyện đã từng bước được đẩy mạnh và nâng cao về chất lượng, gắn kết với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò là phong trào thi đua yêu nước rộng lớn, tác động tích cực đến việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn. Các mô hình, hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3, không cưới tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và xây dựng gia đình văn hóa thời kỳ CNH – HĐH đất nước đang được nhân rộng. Theo thống kê, năm 2012 tổng số gia đình văn hóa của huyện là 2.981 hộ; tổng số thôn, tổ văn hóa là 8/129 thôn, tổ dân phố được xét (theo tiêu chí mới). Hoạt động nghệ thuật, biểu diễn, thông tin lưu động, thư viện được đổi mới cả về nội dung và hình thức, từng bước nâng cao chất lượng và chuyên nghiệp hóa một số lĩnh vực, cụ thể huyện có 67 nhà văn hóa, 1 thư viện huyện và 42 thư viện các xã và trường học; có 1 Trung tâm văn hóa huyện, 211 đội văn nghệ, 2 đội chiếu bóng lưu động để phụ vụ nhân dân ở những thôn bản xa huyện ít có điều kiện được thưởng thức văn hóa văn nghệ... Hoạt động thể thao ngày càng được nâng cao về quy mô cũng như chất lượng. Đến nay, số người thường xuyên luyện tập thể thao của huyện đạt 29,6%, tỷ lệ gia đình thể thao đạt 17,6%, toàn huyện có 12 Câu lạc bộ thể dục thể thao, số trường học đảm bảo giáo dục thể chất đạt 100%. Song song với đó, huyện Xín Mần cũng đã quan tâm, đầu tư khôi phục và phát hiện một số danh lam thắng cảnh và được Nhà nước công nhận là di tích cấp Quốc gia như Di tích danh lam thắng cảnh Thác Tiên Đèo Gió, Di tích khảo cổ học Bãi đá cổ Nấm Dẩn; các di tích cấp tỉnh được công nhận như: Di tích lịch sử Nàn Ma, Di tích lịch sử văn hóa Đình Mường ở Khuôn Lùng, Đền Thần Hoàng ở thị trấn Cốc Pài. Ngoài ra còn một số địa điểm du lịch như Suối khoáng Quảng Nguyên, hệ thống ruộng bậc thang các xã phía Bắc của huyện... Các hoạt động lễ hội đã được đẩy mạnh như: Lễ hội Đình Mường của dân tộc Tày; lễ hội Khu Cù tê của dân tộc La Chí; lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông; lễ cấp sắc của dân tộc Dao; lễ Cầu hồn của dân tộc Nùng... Ngoài việc phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa, các lễ hội truyền thống của các dân tộc, các làng nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc luôn được duy trì và bảo vệ; giữ gìn truyền thống văn hóa và nâng cao năng lực, cải thiện đời sống cho cộng đồng người Nùng thuộc xã Nấm Dẩn; các làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một đã được kiểm tra, khảo sát và có kế hoạch đầu tư khôi phục như làng dệt thổ cẩm, mây tre đan, chế tác các nhạc cụ dân tộc, đồng thời sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số; xây dựng nhà văn hóa cộng đồng các vùng dân tộc thiểu số bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa; bảo tồn, phát huy các giá trị đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc... Việc xây dựng và thực hiện các thể chế văn hóa đã được các ngành, đoàn thể huyện tham mưu cho cấp ủy ban hành nhiều văn bản quy định về hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, công tác quản lý văn hóa; củng cố, kiện toàn hệ thống toàn ngành đồng thời đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa huyện; trùng tu, tôn tạo, quản lý và sử dụng được một thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng... Việc cụ thể hóa 5 đức tính của con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới ở huyện được cấp ủy chú trọng quan tâm, đặc biệt là quan tâm đến nguồn nhân lực có trình độ, có tinh thần yêu nước, phấn đấu vì dân tộc, có ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, có tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường... Việc phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và khát vọng vươn tới cái đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước; phấn đấu có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng giáo dục xây dựng con người mới.
Có thể nói, qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII), các cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở đã từng bước cụ thể hóa nghị quyết thành các cơ chế, chính sách, góp phần phát huy vị trí, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội; cách nghĩ, cách làm của mỗi cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân có sự chuyển biến đáng kể trong việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương và điều quan trọng là đã góp phần tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đạt kết quả như: Nền kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 13,82%, nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tổng sản phẩm xã hội đạt 520 tỷ đồng; thu nhập đầu người đạt 8,5 triệu đồng/người/năm; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 45,5 tỷ đồng; giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu đạt 1,5 triệu USD; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 46,8%...
( Theo baohagiang.vn)
[TT: LPM]