Tỉnh Ninh Thuận: Định hướng 11 mục tiêu giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều
Năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đạt 11 mục tiêu cụ thể trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều, cụ thể:
Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ
nghèo cuối năm 2017 từ 1% - 1,5% (riêng các xã, huyện nghèo giảm từ 4%/năm; hộ
nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3 - 4%/năm).
Giải quyết một cách cơ bản cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở huyện nghèo,
xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng
thiết yếu như giao thông, điện, nước sinh hoạt, cơ sở trường học, trạm y tế xã.
Hỗ trợ 10.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận được nguồn
vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Đảm bảo 100% người thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn; người đang
sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cấp thẻ
bảo hiểm y tế. 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu
số, học sinh, sinh viên các đối tượng chính sách... được miễn giảm học phí và hỗ
trợ chi phí học tập, thực hiện đồng bộ các chính sách khác về giáo dục đào tạo
theo quy định để giảm nhanh chiều thiếu hụt về giáo dục. Đảm bảo 90% hộ nghèo,
người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí, tạo điều kiện cho người
nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ
giúp của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo. Hỗ trợ dạy nghề cho 2.600 lao động
nông thôn, đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc. Xây dựng
thí điểm mô hình sinh kế giảm nghèo có hiệu quả gắn với đặc thù của vùng núi và
bãi ngang ven biển. Tiếp tục hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính
sách xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh và tăng số
hộ được sử dụng nước sạch để giảm chiếu thiếu hụt về nước sạch và vệ sinh. Đến cuối năm 2017, có 70 - 80% các thôn thuộc xã đặc biệt khó khăn được
hưởng chương trình đưa thông tin về cơ sở để giảm chiều thiếu hụt về tiếp cận
thông tin. Phấn đấu 100% cán bộ, công chức
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã,
thôn trưởng, tổ trưởng và cán bộ đoàn thể được tập huấn kiến thức, kỹ năng quản
lý và tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo, lập kế hoạch có sự tham gia của
người dân để giúp phát triển cộng đồng.
Để đạt được các mục
tiêu trên, Ninh Thuận đề ra 7 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, đó là: Tổ chức
thực hiện tốt, có hiệu quả các dự án trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc
gia Giảm nghèo bền vững đã được Ngân sách Trung ương bố trí vốn năm 2017. Tập
trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư về nhà ở, nước sạch, nhà vệ sinh… cho các hộ
nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt tại địa bàn 02 xã Phước Chính, Phước Đại của huyện
Bác Ái và một số xã miền núi thuộc các huyện khác để giảm chiều thiếu hụt của
các hộ dân, tăng khả năng tiếp cận với các nhu cầu xã hội cơ bản. Đẩy mạnh
tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp
dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo,
khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, vận động nhân dân cùng góp sức
thực hiện công tác giảm nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và
nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các
chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia Giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn, với Chương trình Xây
dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác.
Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động
của Chương trình, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch,
triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện bảo đảm tính công khai, minh
bạch và tính trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình Giảm nghèo ở các cấp, phát
huy quyền giám sát của người dân ở các vùng hưởng lợi chương trình, dự án. Trợ
cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội thuộc hộ nghèo như người già cô
đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật, người đơn thân nuôi con nhỏ... theo quy định của
Chính phủ. Trợ cấp đột xuất cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên
tai, bệnh hiểm nghèo. Thực hiện có hiệu
quả các chương trình, chính sách giảm nghèo chung.
PV