Triển khai mô hình xây dựng công trình quy mô nhỏ và duy tu, bảo dưỡng công trình 135 tại tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các chương trình và các chính sách đầu tư hỗ trợ chung cho vùng dân tộc và miền núi của tỉnh Thái Nguyên được thực hiện đúng chính sách, có hiệu quả. Đặc biệt, đối với Chương trình 135, việc triển khai thi điểm dự án tăng cường vai trò của cơ sở và cộng đồng trong thực hiện duy tu, bảo dưỡng và xây dựng công trình hạ tầng cơ sở quy mô nhỏ đã được thí điểm và cho thấy những hiệu quả rất thiết thực.

Các nhóm cộng đồng đã phát huy vai trò hiệu quả trong thí điểm triển khai công trình quy mô nhỏ 

Trên cơ sở nguồn vốn Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được trung ương thông báo cho tỉnh, Ban Dân tộc đã chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh đã quyết định giao nhiệm vụ, kế hoạch vốn cho các huyện, thị; hướng dẫn các huyện xây dựng kế hoạch thực hiện. Kết quả thực hiện từ năm 2016-2020: về dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng: tổng số 940 công trình, trong đó: trả nợ các công trình hoàn thành, chuyển tiếp 419 công trình; khởi công mới 521 công trình. Duy tu bảo dưỡng: các xã đã lập dự toán, thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt triển khai thực hiện duy tu, sửa chữa 269 công trình.

Về vai trò của cấp cơ sở, cộng đồng trong việc thực hiện xây dựng và duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ trong Chương trình 135 theo cơ chế đặc thù được quy định trong Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ tại địa phương, Ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan cung cấp thông tin định hướng, dự kiến phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp duy tu thuộc Chương trình cho cấp huyện; Phòng Dân tộc chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan cung cấp thông tin định hướng, dự kiến phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp duy tu thuộc Chương trình cho các xã; việc lập kế hoạch được tổng hợp từ cấp xã lên cấp huyện, từ cấp huyện lên cấp tỉnh.

Việc lập kế hoạch, danh mục công trình duy tu bảo dưỡng được thông báo đến người dân và cộng đồng. Tuy nhiên, việc giao cho tổ chức cộng đồng, tổ, nhóm thợ trên địa bàn xã nhận thầu thực hiện hoặc giao cho trưởng thôn tổ chức các hộ gia đình trong thôn thực hiện duy tu, bảo dưỡng đối với công trình do thôn quản lý còn ít; chủ yếu vẫn do UBND xã ký hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân đủ năng lực thực hiện duy tu, bảo dưỡng.

Nhiều công trình 135 cần được duy tu, bảo dưỡng để khai thác phục vụ đời sống bà con

Trong quá trình triển khai, Ban Dân tộc đã tăng cường vai trò, trách nhiệm thúc đẩy triển khai mô hình xây dựng và duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ trong Chương trình 135 theo cơ chế đặc thù, đưa ra các hướng dẫn để cấp xã và cộng đồng triển khai. Kết quả cho thấy, việc thực hiện mô hình xây dựng công trình cơ sở hạ tầng và duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước, thực hiện phân cấp xã làm chủ đầu tư các dự án, trao quyền tự chủ cho cộng đồng, đảm bảo “xã có công trình, dân có việc làm và tăng thêm thu nhập”

Trong giai đoạn 2021-20205, việc triển khai dự án tại tỉnh Thái Nguyên cũng đứng trước nhiều thành thức như: trình độ năng lực của cán bộ cở sở còn thiếu và yếu; về công ăn việc làm của các doanh nghiệp xây dựng tại địa phương; chưa có 

quy định hướng dẫn về lồng ghép các nguồn vốn xây dựng trên địa bàn, nhất là việc sử dụng các loại vốn cùng đầu tư một công trình vì cơ chế quản lý khác nhau, quy định việc đối ứng của dân khác nhau... Do đó cần có sự 

quy định nguyên tắc cụ thể trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 để Dự án được triển khai hiệu quả.

 In bài viết
Văn bản điều hành