Giảm nghèo bền vững: Cách làm mới ở Thanh Lương
Mặt trời vừa mới ló rạng, vợ chồng anh Hoàng Văn Chuyển ở thôn Bản Khinh, xã Thanh Lương (Văn Chấn, Yên Bái) đã ra ruộng để làm cỏ, tưới nước và bón phân cho vườn dưa hấu gần 4.000m2 của gia đình. Trước đây, diện tích này gia đình anh trồng lúa, cho thu nhập trất thấp.
Anh
Chuyển cho hay: Nếu trồng lúa thì 4.000m2 giỏi lắm cũng chỉ được 20 triệu đồng/vụ.
Nhưng khi chuyển sang trồng dưa, 1.000 m2 trồng dưa hấu thu được khoảng 3 tấn/vụ,
mỗi 1 cân dưa rẻ cũng 6.000 đồng hoặc có đợt còn được 10-12.000 đồng; 1 năm lại
làm được 3 vụ. Tính sơ sơ một năm cũng thu nhập vài ba trăm triệu đồng.
Ở
thôn Bản Khinh, không chỉ có hộ anh Chuyển mà có 30/127 hộ thực hiện việc chuyển
đổi từ trồng lúa sang trồng giống dưa hấu này. Thôn Bản Khinh có tổng diện tích
cây trồng khoảng 27 ha. Trước đây, 100% diện tích này là lúa, hiện này có 3,9
ha chuyển sang trồng dưa hấu, dưa lê, rau các loại.
Theo
ông Hà Văn Đoàn, Chủ tịch UBND xã Thanh Lương, thời gian qua, xã đã tận dụng và
khai thác hiệu quả lợi thế nằm trong quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa của huyện,
đưa những cây, con giống chất lượng cao vào sản xuất. Toàn xã hiện 95 hộ đã
chuyển 10 ha từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa hấu, dưa lê, chanh, mía,
rau các loại, thả cá… Đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở xã đạt 26 triệu đồng/người/năm,
tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,86%.
Không
chỉ phát huy nội lực, Thanh Lương còn thực hiện có hiệu quả các nguồn lực trợ
giúp của huyện, của tỉnh và từ chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo. Nhận thấy
sự trợ giúp từ Chương trình 135 và nguồn vốn hỗ trợ sản xuất từ Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới nếu chia đều dàn trải cho các hộ dân
thì mỗi hộ chẳng được là bao nên chính quyền xã đã họp bàn với nhân dân, thống nhất
việc thành lập 13 tổ hợp tác phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản với hình thức
luân chuyển giữa các hộ trong tổ hợp tác. Nhờ đó, nhiều hộ dân đã có “đầu cơ
nghiệp” trong nhà, vươn lên thoát nghèo bền vững.