Thoát nghèo từ trồng nấm rơm
Ham học hỏi, dám nghĩ dám làm, anh Nguyễn Quốc Cường, sinh năm 1988, ngụ tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) không chỉ làm giàu cho bản thân bằng mô hình trồng nấm rơm, anh còn tích cực chia sẻ kiến thức, hỗ trợ sản xuất, giúp đỡ nhiều hộ nông dân thành công với mô hình này, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Nguyễn Quốc Cường
chỉ học hết trung học phổ thông rồi tham
gia lao động, phụ giúp gia đình. Trong
khi tìm hiểu về các loại cây trồng, để có hướng đi mới trong phát triển kinh tế,
đầu năm 2016, anh Nguyễn Quốc Cường được Đoàn Thanh niên xã Ya Tờ Mốt cử đi
tham quan, học tập các mô hình trồng nấm rơm tại huyện Krông Ana (Đắk Lắk).
Sau khi
tham quan các mô hình trồng nấm rơm, anh Nguyễn Quốc Cường thấy được hiệu quả
kinh tế của cây trồng này. So sánh với điều kiện khí hậu, nguồn nguyên liệu, anh
thấy huyện EA Sup rất rất phù hợp với trồng nấm rơm, anh cũng hy vọng cây trồng
mới sẽ cải thiện đời sống kinh tế cho bản thân và các nông hộ tại quê nhà.
Trong
vòng một tháng học tập, bằng quyết tâm làm giàu và tinh thần học hỏi, anh Nguyễn
Quốc Cường đã làm chủ được quy trình sản xuất nấm rơm. Sau khi kết thúc khóa học, anh đã trở về quê, xây dựng cơ sở
trồng nấm rơm với mong ước thoát nghèo. Tháng 3/2016, anh Cường vay Ngân hàng
Chính sách xã hội 30 triệu đồng, xây dựng 3 nhà trại trồng nấm, thu mua rơm về
làm nguyên liệu, vụ nấm đầu tiên, anh tự làm tất cả các khâu, theo dõi sát sao
quá trình sinh trưởng của nấm.
Dồn hết
tâm huyết cho vụ nấm đầu tiên, có những đêm anh Cường phải thức trắng để điều
chỉnh nhiệt độ trong nhà trại, anh cho biết: nhiệt độ là yếu tố quyết định đến
sản lượng và chất lượng sản phẩm, nắm được cách điều chỉnh nhiệt độ theo từng
giai đoạn sinh trưởng sẽ làm chủ được quy trình sản xuất, tạo ra những cây nấm
đạt chất lượng.
Bao
nhiêu công sức bỏ ra, anh Nguyễn Quốc Cường nhận lại bấy nhiêu niềm vui và hạnh
phúc, vụ nấm đầu tiên thành công ngoài mong đợi, anh Cường thu được hơn 2 tạ nấm
với giá 14 triệu đồng, trừ mọi chi phí, anh lãi được 10 triệu đồng.
Mô hình sản xuất nấm rơm của anh Nguyễn
Quốc Cường đi vào hoạt động ổn định, sản lượng hàng tháng đều đặn, tạo việc làm
thường xuyên cho 11 lao động địa phương với mức thu nhập gần 4 triệu đồng mỗi
tháng, riêng bản thân anh, trừ mọi chi phí, thu lãi hơn 20 triệu đồng/tháng.
Khi cơ
sở sản xuất đi vào ổn định, anh Nguyễn Quốc Cường kêu gọi các hộ nông dân trong
xã Ya Tờ Mốt cùng học tập, phát triển mô hình trồng nấm rơm, nhằm tăng sản lượng
nấm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ, cũng như giúp đỡ
các nông hộ có hướng đi mới trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền
vững.
Theo
đó, trong năm 2016, anh Nguyễn Quốc Cường đã chia sẻ kỹ thuật trồng nấm cho 11
hộ gia đình tại địa phương, anh Cường đứng ra tổ chức lớp học kiến thức cơ bản
về nấm rơm cho các hộ nông dân, hướng dẫn từng khâu trong quy trình sản xuất,
cho các hộ thực hành từng bước ngay tại cơ sở của mình cho đến khi ra sản phẩm
hoàn thiện.
Trong
thời gian các nông hộ bắt tay vào trồng những vụ nấm đầu tiên, anh Cường còn
thường xuyên đến tận nhà để theo dõi quá trình sinh trưởng của cây nấm, kịp thời
điều chỉnh những sai sót, nhờ vậy, nhiều hộ đã thành công ngay từ vụ nấm đầu
tiên, cho thu nhập ổn định.
So với
canh tác lúa nước truyền thống tại địa phương, các mô hình trồng nấm rơm cho hiểu
quả kinh tế vượt bậc, nhận thấy cần có sự liên kết giữa các cơ sở để tạo môi
trường sản xuất chuyên nghiệp, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm, tăng hiệu
quả kinh tế, anh Nguyễn Quốc Cường đã mạnh rạn vận động các hộ trồng nấm, liên
kết lại thành lập Hợp tác xã sản xuất nấm rơm.
Ngày
3/1/2017, Hợp tác xã trồng nấm Ea Súp được thành lập bao gồm 7 thành viên, do
anh Nguyễn Quốc Cường làm Giám đốc, anh cường cho biết: trước mắt các thành
viên trong Hợp tác xã phải duy trì sản lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm,
sau đó hướng tới việc xây dựng thương hiệu nấm rơm Ea Súp, mở rộng ra thị trường
ra khắp vùng Tây Nguyên và những vùng lân cận.
Nói về
mong muốn của mình, anh Nguyễn Quốc Cường hy vọng cây nấm sẽ mang lại sự đổi
thay cho vùng quê nghèo, bà con nông dân có hướng đi mới trong sản xuất nông
nghiệp, về mục tiêu hướng tới, trong tương lai gần sẽ ứng dụng khoa học công
nghệ vào quy trình sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, để sản phẩm nấm
rơm của Hợp tác xã có thể đi thẳng vào thị trường siêu thị, phục vụ người tiêu
dùng, anh Cường nói.
XT