Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, tạo động lực để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng dân tộc Thanh Hóa
Vùng dân tộc Thanh Hóa từ trước đến nay luôn luôn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng của cả tỉnh, cả nước. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đó, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa luôn chủ động tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc.
Hàng năm, Ban Dân tộc đã xây dựng kế hoạch, xác định nhiệm vụ
trọng tâm, trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Theo đó, Ban Dân tộc đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng nhiều
chương trình, dự án, đề án, kế hoạch để cụ thể hoá các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước đối với vùng dân tộc, như:Chương trình phát triển kinh tế -
xã hội miền Tây; Dự án ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào Mông huyện Mường Lát đến năm 2010; Đề án tuyên truyền nếp sống văn
hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa; Đề án hỗ trợ giảm nghèo cho
các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao vùng miền núi không nằm trong danh mục xã đặc biệt
khó khăn; Đề án phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển trên địa
bàn các huyện miền núi đến năm 2020; Dự án ổn định sản xuất, đời sống và phát
triển kinh tế - xã hội 03 bản dân tộc Mông, huyện Quan Sơn đến năm 2020; Kế
hoạch thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020,v.v.......
Đặc biệt, công tác định canh định cư qua nhiều năm năm thực
hiện, đến nay, đã khai hoang được 9.600 ha đất canh tác nông nghiệp, làm mới
trên 2.000 km đường liên xã, thôn bản; xây dựng trên 400 công trình, giao thông,
thuỷ lợi và hàng trăm công trình trường học, trạm y tế; trồng được gần 40.000 ha
luồng,v.v…ổn định định canh định cư cho 45.161 hộ, chiếm 94,7% số hộ vùng vận
động định canh định cư của tỉnh.
Chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào
dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo
vùng khó khăn; Chính sách cấp báo, tạp chí cho vùng dân tộc miền núi và các
chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn miền núi, như: Chương trình 134, Chương
trình 135; Dự án ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế – xã hội vùng
đồng bào Mông huyện Mường Lát v.v... được triển khai thực hiện hiệu quả, đã hỗ
trợ cho hộ dân tộc thiểu số 30.758 nhà ở, 8.842 hộ thiếu đất sản xuất; đã xây
dựng, đưa vào sử dụng gần 3.000công trình cơ sơ hạ tầng thiết yếu, 22 trung tâm
cụm xã; xây dựng trên 200công trình nước sinh hoạt tập trung cho thôn, bản và hỗ
trợ nước phân tán tán cho trên 22.000 hộ dân được sử dụng nước sạch. Đến nay,thu
nhập bình quân đầu người đạt19,1triệu đồng/năm;100% số xã trong vùng đó có đường
ô tô đến trung tâm xã; 100% số xã và trên 95% số hộ được sử dụng điện lưới quốc
gia.
Thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc, nhất là tổ chức thực
hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, đã nhanh chóng tạo
ra hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã vùng cao, vùng sâu; các
thị trấn, thị tứ được hình thành, bộ mặt nông thôn miền núi có sự chuyển biến rõ
rệt; góp phần đẩy nhanh công tác giảm nghèo bền vững, phát triển toàn diện các
mặt kinh tế, văn hoá - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng ở vùng dân tộc miền
núi và cả tỉnh.
Với những thành tựu đạt được, Ban Dân tộc Thanh Hoá đã vinh
dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba và
nhiều phần thưởng cao quí khác cho tập thể và cá nhân, đây là sự quan tâm sâu
sắc của Đảng và Nhà nước, sự ghi nhận công lao, cống hiến và sự cổ vũ, động viên
to lớn đối với các thế hệ cán bộ làm công tác dân tộc của tỉnh qua các thời kỳ.
Một số hình ảnh công trình 135, 134 tại huyện Như Thanh:
Bê chứa nước tập trung CT134 - xã Phượng Nghi
Trạm y tế CT135 - xã Xuân Thái