23 nghìn tỷ đồng đào tạo nghề cho nông dân

Gần đây trong hội nghị triển khai Nghị quyết giảm nghèo bền vững cho 61 huyện nghèo nhất nước; Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu các tỉnh phải coi chương trình 61 huyện nghèo là chương trình trọng tâm của toàn bộ công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. Việc đào tạo, dạy nghề cần được ưu tiên làm ngay, Chính phủ đang nghiên cứu khởi động chương trình đào tạo 1 triệu lao động/năm, tập trung lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, đào tạo nghề gắn với xuất khẩu lao động. Do vậy hoạt động hỗ trợ, hoàn thiện chính sách về đào tạo nghề, thúc đấy các dịch vụ cho người lao động và nhóm yếu thế mà diễn đàn hợp tác Việt Nam - Tây Ban Nha đang thực hiện là một hoạt động thiết thực để xóa đói giảm nghèo bền vững.

Đ án đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn sẽ được chia thành 3 nhóm: Đào tạo người làm nông nghiệp sẽ giao Hội Nông dân Việt Nam chủ trì; Đào tạo lao động các ngành nghề dịch vụ giao Bộ NN&PTNT và Đào tạo cán bộ LĐ-TB&XH. Riêng đối với 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, cần có khảo sát cụ thể và tiến hành theo cách thức riêng như đào tạo lưu động tại các huyện lân cận hoặc chuyển các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành trung tâm giáo dục dạy nghề. Về chi phí đào tạo cho đối tượng này, về nguyên tắc Nhà nước sẽ cho người học vay (ưu tiên với những vùng đặc biệt khó khăn), 2 - 3 năm sau khi học xong thì hoàn trả Nhà nước. Trong quá trình theo học, sẽ được trợ cấp tiền ăn, trọ (nếu cơ sở đào tạo không ở địa bàn).

Theo Đề án, đối tượng được đào tạo là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động (tuổi từ 16 đến 55) có nhu cầu học nghề và đủ điều kiện xét tuyển vào từng khóa học nghề phân theo lao động tham gia trực tiếp sản xuất ( trồng trọt, chăn nuôi) và lao động làm dịch vụ kinh tế - Kỹ thuật ( Thú y, bảo vệ thực vật). Loại hình đào tạo gồm day nghề thường xuyên từ 1 đến 3 tháng (cấp chứng chỉ nhận nghề) và dạy nghề sơ cấp từ 3 đến 12 tháng (cấp chứng chỉ sơ cấp nghề). Người lao động học nghề sẽ được cấp thẻ học trong vòng 5 năm và nộp thẻ tại các cơ sở Đào tạo tại địa phương. Chính phủ sẽ chi hơn 23 nghìn tỷ đồng trong hơn 10 năm với mục tiêu trung bình mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng một triệu lao động nông thôn, nâng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo tử 20% (năm 2010) lên 50% (năm 2020).

Theo đó, có hai loại hình đào tạo: đào tạo từ 1 đến dưới 3 tháng (cấp chứng chỉ nhận nghề) và từ 3 đến dưới 12 tháng (cấp chứng chỉ sơ cấp nghề). Ngoài ra, đối với nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và lao động nông thôn làm các nghề dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp được cấp kinh phí học nghề thông qua thẻ học nghề nông nghiệp 700.000 đồng/tháng nhưng tối đa không quá 2 triệu đồng/thẻ học nghề. Mỗi lao động nông thôn đủ điều kiện được cấp 1 thẻ trong vòng 5 năm và nộp thẻ lại các cơ sở cung cấp khóa đào tạo.

Thiều Văn Lý
(Theo: Xóa đói giảm nghèo chuyên đề DTTS số 07/2009)

[TT: N.T.V]

 In bài viết

Các tin khác

Văn bản điều hành