Đổi thay từ Chương trình 135
Triển khai thực hiện Chương trình 135, giai đoạn II, đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển KTXH các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
Trải qua các giai đoạn của chương trình, ngân sách Trung ương đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, trong đó định mức đầu tư các dự án thành phần hỗ trợ sản xuất cho đồng bào được tăng theo hàng năm bằng các tư liệu sản xuất, cây con, giống.
Hỗ trợ con giống cho đồng bào
Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn giảm bình quân hàng năm từ 5 - 7%; thu nhập bình quân đầu người ở các xã trong Chương trình đạt trên 5 triệu đồng/người/năm.
Tỷ lệ xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến thôn, bản tăng lên gần 98%; 100% xã có trạm y tế, 100% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp miễn phí...
Xây dựng kênh mương nội đồng đưa nước về những chân ruộng cao.
Hỗ trợ cây giống và kỹ thuật cho bà con.
Hiện nay, còn khoảng trên trên 3.000 xã trong diện Chương trình 135 - III và các xã an toàn khu, biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đang có đời sống vật chất và tinh thần còn thấp so với các vùng khác.
Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương sớm có chương trình kế hoạch để đưa Nghị định đi vào cuộc sống; ưu tiên tập trung xây dựng nông thôn mới ở những xã nghèo, các xã, huyện thuộc diện Chương trình 30a và đặc biệt khó khăn trên cơ sở lồng ghép các nguồn vốn của Chính phủ.
Chương trình 135 giúp đồng bào mạnh dạn hơn trong phát triển sản xuất.
Được hỗ trợ đất sản xuất, đồng bào có thêm nhiều cơ hội xóa đói, giảm nghèo.