Đồng Văn nỗ lực đưa các thôn ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn

Xác định công tác xóa đói, giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của địa phương; tháng 3.2017, UBND huyện Đồng Văn đã ban hành Kế hoạch số 95/KH-UBND về việc “Xây dựng thôn thoát khỏi đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Đồng Văn giai đoạn 2016-2020”. Kế hoạch được thực hiện với 46 thôn, nhằm từng bước xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn ổn định và giảm nghèo bền vững. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm, đồng lòng của người dân; tính đến thời điểm tháng 2.2019, toàn huyện đã thực được 25 thôn thoát khỏi tình trạng ĐBKK, đạt 54,34%.

Người dân thôn Sáng Ngài, xã Sủng Là tích cực chăn nuôi bò vỗ béo để nâng cao thu nhập.

 

Năm 2016, toàn huyện Đồng Văn có 207 thôn ĐBKK, chiếm 92%; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tại các thôn ĐBKK chiếm trên 55%, có nhiều thôn tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn mới tiếp cận nghèo đa chiều chiếm đến trên 90%. Bên cạnh đó, hạ tầng KT-XH như: Đường bê - tông nông thôn, nhà văn hóa thôn, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh tại các thôn này đều chưa đảm bảo; sự thiếu hụt việc tiếp cận các dịch vụ xã hội trên 3 chỉ số dẫn đến việc thực hiện giảm nghèo gặp rất nhiều khó khăn. Để thực hiện hiệu quả kế hoạch đưa các thôn thoát khỏi tình trạng ĐBKK, Phòng Dân tộc huyện đã xây dựng kế hoạch chi tiết, sát với thực tế trên cơ sở rà soát từng tiêu chí, từng thôn, xã. Mỗi tiêu chí đều có danh sách cụ thể đến từng xã, thôn, hộ gia đình và được phân công nhiệm vụ cụ thể. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kế hoạch tuyên truyền..., được giao đến từng cơ quan, đơn vị. Đối với mỗi xã, nhiệm vụ phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu, bằng việc tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương, gắn với công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới. Chính quyền xã tạo điều kiện giúp người dân tiếp cận những nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển chăn nuôi, trồng trọt…. Bên cạnh đó, phát huy vai trò, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các xã, thị trấn trong chỉ đạo thực hiện.

Sau 2 năm thực hiện kế hoạch, bức tranh nông thôn đã có những chuyển biến rõ rệt: Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm trên 6%, kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước được đầu tư đồng bộ. Huyện Đồng Văn đặt ra mục tiêu đến năm 2020, 100% các thôn thoát khỏi thôn ĐBKK có đường giao thông liên thôn, đảm bảo các tiêu chí; theo quy  định phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm toàn huyện 6,32%, các thôn đăng ký thoát thoát khỏi thôn ĐBKK trung bình giảm tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo 9,68% năm.

Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội; sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của kế hoạch; nhất là người dân tại các xã, thôn, bản ĐBKK. Vần Chải là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Đồng Văn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Đặc biệt, toàn bộ các thôn trong xã đều nằm trong diện ĐBKK. Nhận thấy những khó khăn trong công tác xóa đói, giảm nghèo; Đảng ủy, chính quyền xã đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy người dân phát triển kinh tế, như: Tận dụng thế mạnh về cây Bạc hà, xã đã tuyên truyền cho người dân các thôn nuôi ong lấy mật và các mô hình chăn nuôi theo hướng gia trại dê, lợn, bò,… Anh Trần Ngọc Giác, Chủ tịch UBND xã Vần Chải, cho biết: Đối với việc thực hiện Kế hoạch số 95 của UBND huyện, xã Vần Chải gặp rất nhiều khó khăn; tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế của xã, chúng tôi đưa ra những phương án phù hợp nhất. Trong đó, vai trò của người dân được đặt lên hàng đầu, khơi gợi ý thức tự vươn lên, cải thiện cuộc sống của họ. Vần Chải B là thôn được Đảng ủy, chính quyền xã lựa chọn thực hiện thí điểm; Hiện, tỷ lệ hộ nghèo của thôn chiếm hơn 60%, mục tiêu đến năm 2020 giảm xuống còn 54%. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, từng cá nhân trong thôn đang, tích cực làm kinh tế, hướng tới mục tiêu thoát khỏi tình trạng ĐBKK.

Ông Nguyễn Văn Chiểu, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đồng Văn,  cho biết: Là đơn vị tham mưu cho UBND huyện các văn bản chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện kế hoạch; Phòng Dân tộc đã phối hợp với các phòng, ban, đơn vị và UBND các xã, thị trấn định hướng cho các thôn có đủ điều kiện, nguồn lực thoát khỏi tình trạng ĐBKK giai đoạn 2016-2020. Tích cực huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, xã hội và của người dân để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là trong sản xuất nông nghiệp để xoá đói. giảm nghèo tiến tới phát triển KT-XH bền vững. Hàng tháng, phòng đều có báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện để kịp thời có những định hướng cụ thể, cũng như giải pháp gớ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện kế hoạch…

 

Báo Hà Giang

 In bài viết

Các tin khác

Văn bản điều hành