Hiệu quả thực hiện Chương trình 135 ở Mù Cang Chải

Xác định Chương trình 135 là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước giúp các hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Do đó, những năm qua huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã có những giải pháp thiết thực thực hiện có hiệu quả chương trình 135 giai đoạn II và trong 3 năm qua đã góp phần làm giảm gần 25% hộ đói nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện theo tiêu chí mới xuống còn 49,4%.

Từ chương trình 135 giai đoạn II trong 3 năm qua (2007-2009), huyện Mù Cang Chải đã được Đảng và Nhà nước đầu tư tổng kinh phí trên 40 tỷ đồng (trong đó: năm 2007 được đầu tư 14,8 tỷ, năm 2008 gần 12 tỷ và năm 2009 gần 16 tỷ đồng). Bằng nguồn vốn được đầu tư, huyện đã hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm 274 triệu đồng để mở trên 100 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho gần 5.000 lượt nông dân tham gia và mở 80 lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và lâm sinh. Hỗ trợ trên 1 tỉ đồng để xây dựng 21 mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp: thâm canh rau, ngô vụ thu đông, mô hình nấm sò trên rơm, trồng tre bát độ, lúa Sững cù… và 20 mô hình chăn nuôi như: chăn nuôi dê bán chăn thả, mô hình chăn nuôi gà đen thả vườn, chăn nuôi bò bán chăn thả, mô hình nuôi cá chép ruộng… Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất cho các hộ nghèo trị giá 2,3 tỉ đồng. Trong đó: Hỗ trợ giống lúa Nhị ưu 838, giống đậu tương, giống rau bắp cải, giống chè Khan giâm cành… và hỗ trợ 26 con trâu giống, 113 con bò, 72 con dê, gần 3,500 con ngan lai Pháp... Ngoài ra, còn hỗ trợ vật tư sản xuất trị giá 1,4 tỷ gồm: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nilon. Cùng’ với đó huyện còn được hỗ trợ 2,7 tỷ đồng để mua sắm gần 1.000 máy móc công cụ chế biến, bảo quán sàn phẩm sau thu hoạch như: Máy cày có thùng, máy thái cỏ, bộ máy chế biến gỗ rừng trồng, máy xay xát, máy đập lúa, máy tuốt đạp chân, bộ máy cày cầm tay, bộ máy gặt cầm tay, máy tẽ ngô quay tay, bình phun thuốc sâu Riêng trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng trong 3 năm qua, huyện đã được đầu tư 32,3 tỷ dể xây dựng 44 công trình, trong đó: 20 công trình thuỷ lợi, 18 công trình đường, 3 công trình ngầm thoát nước, 1 công trình điện, 1 công trình nhà lớp học và 1 công trình trạm y tế. Các công trình này hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu trao đổi hàng hoá của nhân dân, cũng như việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và trong công tác giáo dục, y tế cho nhân dân vùng cao. Qua 3 năm triển khai Chương trình 135 giai đoạn II đối với huyện Mù Cang Chải đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Kết quả thể hiện rõ bằng những thay đổi trong phát triển kinh tế, xã hội nói chung, từng bước nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông-lâm nghiệp, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 72,7% (năm 2006) xuống còn 49,4% (năm 2009).

Năm 2010 này huyện Mù Cang Chải tiếp tục được Nhà nước đầu tư trên 12,5 lý trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng để xây dựng 10 công trình đường và 3 công trình thuỷ lợi. Đối với lĩnh vực hỗ trợ phát triển sản xuất được Nhà nước đầu tư gần 4 tỷ đồng hỗ trợ mua máy móc, mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình sản xuất, chăn nuôi… Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình 1 35 giai đoạn II, thời gian tới huyện đã có giải pháp: Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách Chương trình 135 để các xã hiểu rõ mục đích, ý nghĩa đồng tình ủng hộ; Đồng thời tăng cường công tác bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành cho cán bộ, công chức đảm nhiệm từ cấp cơ sở để phát huy tối đa hiệu quả của các chương trình dự án; chủ động từ các khâu xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện, bình xét đối tượng tham gia đến việc tham gia giám sát các hoạt động đầu tư hỗ trợ vào địa bàn: Đối với việc hỗ trợ và phổ biến nhân rộng các mô hình sản xuất đưa vào thực hiên đúng khung lịch thời vụ nên lựa chọn một số mô hình vừa thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương, vừa dễ thực hiện. Phát huy tối đa hiệu quả của các hạng mục máy móc, giúp người dân giảm bót sức lao động thủ công, nâng cao hiệu suất chất lượng công việc. Ngoài ra, triển khai thực hiện các mô hình sản xuất nông-lâm nghiệp và chăn nuôi có hiệu quả, đồng thời vận động nhân dân mờ rộng quy mô các mô hình đã thực hiện như: Mô hình bảo quản chế biến thức ăn cho gia súc trên diện rộng, đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ trong mùa đông cho đàn gia súc.

Mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, kỹ thuật vận hành và bảo dưỡng máy móc tới các xã để người dân sử dụng và bảo quản có hiệu quả hơn các hạng mục được hỗ trợ. Tiếp tục đầu tư, hỗ trợ các các hạng mục máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp từ khâu làm đất đến khâu chế biến và bảo quản sản phẩm nông nghiệp.

Với những giải pháp thiết thực này, chắc chắn thời gian tới Mù Cang Chải sẽ thực hiện có hiệu quả nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn II, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm gần 10% hộ nghèo theo tiêu chí mới năm 2010 huyện đã đề ra.

Thanh Xuân

 In bài viết

Các tin khác

Văn bản điều hành